Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật

18/04/2013 09:00

Theo thống kê, trong khoảng 6,7 triệu người khuyết tật (NKT) trên cả nước, có khoảng 1,2 triệu là trẻ em, trong đó khuyết tật về trí tuệ chiếm 27%, vận động 20%, ngôn ngữ 19%; các loại khác gần 32%, đặc biệt, có tới 12,62% trẻ bị đa tật và khoảng 31% là khuyết tật nặng.

Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật
Chiến lược giáo dục đến năm 2015 đã đặt ra mục tiêu hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, trong khi giáo dục hòa nhập được coi là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới thì thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xác định được lộ trình và những bước đi cụ thể.

 

Giáo dục khuyết tật ở nước ta có 3 phương thức: giáo dục hoà nhập, giáo dục bán hoà nhập và giáo dục chuyên biệt. Riêng giáo dục hòa nhập được thực hiện với tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trên thực tế, những trường học, trung tâm dành cho trẻ em khuyết tật thì lại được coi là những nơi chưa thể hòa nhập cho trẻ vì một môi trường bình đẳng mới được coi là mục tiêu chung của giáo dục hòa nhập. Nhưng để trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật cùng hưởng một nền giáo dục như nhau đòi hỏi sự cải tiến môi trường giáo dục cả về nội dung, phương pháp dạy mang tính cá biệt cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của mọi học sinh. Tuy nhiên, những năm qua ngành giáo dục chỉ tập trung giải quyết số lượng cho đối tượng là trẻ khuyết tật ở mầm non và tiểu học, các cấp học cao hơn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được coi là một tiêu chí công nhận trong bậc học mầm non và một số bậc học khác nhưng các hình thức tổ chức lớp học hòa nhập linh hoạt mới được triển khai bước đầu. Việc chuyển đổi sách giáo khoa sang chữ nổi cho học sinh mù ở tiểu học và THCS, việc biên soạn tài liệu ký hiệu ngôn ngữ dành cho người khiếm thính đưa vào sử dụng ở các cơ sở giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn. Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Đưa được trẻ em khuyết tật đến trường đã khó, làm thế nào để trẻ em khuyết tật hòa nhập và thích ứng với môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ lại còn khó khăn hơn gấp bội.

Theo kết quả thực hiện 5 năm Kế hoạch Hành động quốc gia giáo dục cho mọi người, tỷ lệ nhập học của học sinh từ 6 đến 10 tuổi năm học 2008-2009 đạt 96,95%; trẻ em gái đi học 95,4%; trẻ em người dân tộc thiểu số đi học đạt 95,05%. Đến cuối năm 2010, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cho 63 tỉnh/thành; có 57/63 tỉnh/thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.

Thừa hưởng thành quả đó, công tác huy động trẻ khuyết tật tới lớp cũng ghi nhận những kết quả quan trọng. Năm học 2003-2004, cả nước có trên 107.500 trẻ khuyết tật học hoà nhập tại các trường phổ thông và ở hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt, đến năm học 2008-2009, có gần 390.000 trẻ khuyết tật đi học hoà nhập và 7.500 trẻ học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi tiểu học đi học đạt 67% , kết quả học tập của học sinh khuyết tật có tiến bộ đáng kể, số học sinh xếp loại học lực trung bình trở lên đạt 48,5%. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục hòa nhập cũng được sự quan tâm đặc biệt. Theo đó, một số trường đại học, cao đẳng sư phạm đã thành lập Khoa Giáo dục đặc biệt và mở các mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Mạng lưới giáo viên cốt cán tại các địa phương được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Trung bình mỗi năm có gần 800 giáo viên được đào tạo chính quy về giáo dục hoà nhập tại các trường sư phạm; hơn 20.000 lượt giáo viên mầm non, tiểu học, THCS được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng dạy học trẻ khuyết tật. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho giáo dục trẻ khuyết tật được cải thiện từng bước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu mô hình phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ. Đồng thời xây dựng mô hình giáo dục hoà nhập cấp huyện và xã; chuyển đổi sách giáo khoa từ chữ thường sang chữ nổi Braille; thẩm định các loại sách, tài liệu cho người khuyết tật; thống nhất hệ thống chữ nổi cho người khiếm thị, hệ thống ngôn ngữ kí hiệu cho người khiếm thính; xây dựng các loại trang thiết bị dạy học cho người khuyết tật và nhiều đề tài nghiên cứu về các chương trình, nội dung và sách giáo khoa… Để đạt được những kết quả này phải kể đến sự hỗ trợ tích cực từ nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ đã bằng các nguồn lực khác nhau với những mục tiêu cụ thể, đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện có hiệu quả giáo dục đặc biệt như tham gia xây dựng tài liệu, giáo trình dạy trẻ khuyết tật, xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập, can thiệp sớm, trang thiết bị dạy học đặc thù, giúp đỡ Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Người khuyết tật, các văn bản, các chỉ đạo của ngành và giáo dục khuyết tật.

Nhằm đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỉ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật” và “ Kế hoạch Hành động quốc gia giáo dục cho mọi người, giai đoạn 2003-2015”, Việt Nam xác định kế hoạch phát triển giáo dục hoà nhập phải tập trung thực hiện các giải pháp:

Một là, đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục hòa nhập: Chuyển từ quan điểm trợ giúp nhân đạo sang quan điểm bảo đảm quyền con người và nhìn nhận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận của nguồn nhân lực; thay các biện pháp hỗ trợ cá nhân bằng việc tạo môi trường, điều kiện, cơ hội tiếp cận bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Hai là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục hoà nhập: Cụ thể, cần xây dựng kế hoạch, tuyên truyền Luật Người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp giáo dục hoà nhập; Nêu gương tốt về các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và những tổ chức, cá nhân hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục hoà nhập; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ tham gia giáo dục hoà nhập.

Ba là, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục hoà nhập: Cần phải tiến hành khảo sát, phân loại, mức độ nhu cầu giáo dục đặc biệt trong toàn quốc; xây dựng hệ thống thống kê, dự báo cập nhật từng năm về nhu cầu giáo dục hoà nhập cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng, ban hành các chương trình, tài liệu, thiết bị giáo dục hòa nhập; Xây dựng cơ sở sản xuất sách giáo khoa, tài liệu, kí hiệu chữ nổi cho học sinh khiếm thị, tài liệu ngôn ngữ kí hiệu, đồng thời cung cấp trang thiết bị trợ thính cho trẻ khiếm thính, phát triển tài liệu dạy các kĩ năng xã hội, điều chỉnh hành vi và dạy các khái niệm thông thường cho trẻ chậm phát triển, phát triển chương trình dạy trẻ nói đúng tiếng Việt cho trẻ khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, trẻ em người dân tộc thiểu số chưa biết hoặc biết ít tiếng Việt và trẻ em khuyết tật.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập: Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sư phạm về giáo dục đặc biệt; đảm bảo có ít nhất 1 đến 2 học phần về giáo dục hoà nhập. Tăng cường công tác đào tạo giáo viên nòng cốt trực tiếp dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo nhiều hình thức. Mở thêm mã ngành đào tạo cử nhân sư phạm cho các trường sư phạm khu vực; các trường sư phạm địa phương; đào tạo, cấp chứng chỉ, mở mã ngành đào tạo cao học về giáo dục đặc biệt; Xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tham gia giáo dục hoà nhập. Đẩy nhanh bồi dưỡng chuyên môn về can thiệp sớm, giáo dục hoà nhập cho cán bộ, giáo viên cốt cán để đội ngũ này tiến hành bồi dưỡng giáo viên trực tiếp dạy trẻ ở mầm non, tiểu học, THCS.

Năm là, xXây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo giáo dục hoà nhập: Đảm bảo các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ của xã hội về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, hưởng thụ văn hóa, thể thao, giải trí, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông và các dịch vụ chăm sóc khác phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân. Có chính sách quốc gia về hỗ trợ trẻ khuyết tật và ban hµnh chính sách khuyến khích, động viên giáo viên. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc, trợ giúp trong giáo dục hoà nhập.

Sáu là, hình thành hệ thống dịch vụ chuyên môn hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập: Theo đó, cần tổ chức hệ thống dịch vụ công hỗ trợ công tác NKT, trong đó có giáo dục trẻ khuyết tật. Xây dựng môi trường không vật cản cho NKT, tạo cơ hội cho trẻ được chăm sóc, giáo dục và hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, các Trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập cần được thành lập trên cơ sở địa bàn, vùng kinh tế hoặc theo số lượng trẻ khuyết tật. Cần có cơ cấu tổng hợp nhiều dạng khó khăn, hoặc theo các dạng khuyết tật. Với những địa phương chưa có trường chuyên biệt, có thể xây dựng Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các địa phương đã có trường chuyên biệt, cần nâng cấp, tăng cường năng lực và bổ sung các chức năng để chuyển đổi thành các trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập. Phấn đấu trong tương lai gần, các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đều được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trong toàn quốc.

Bảy là, xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật với mục đích để đánh giá cho phù hợp năng lực của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận môi trường giáo dục.

Đăng Doanh

      

                 

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll