Hội Người mù Việt Nam: Nâng cao nhận thức, xã hội hóa công tác chăm lo đời sống, việc làm cho hội viên

22/10/2013 15:57

Theo thống kê, hiện cả nước có trên một triệu người khuyết tật (NKT) về mắt, hầu hết trong số họ sống dựa vào sự cưu mang của gia đình, một số ít làm các nghề như bói toán, tẩm quất, hát xẩm hoặc hành khất để kiếm sống qua ngày. Tháng 4/1969, Hội Người mù Việt Nam được thành lập, trải qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, Hội đã xây dựng cơ sở hội rộng khắp với trên 400 Hội ở quận, huyện và 2.500 chi Hội ở xã, phường, thị trấn với 65.000 hội viên, đã trở thành mái nhà chung, là chỗ dựa tinh thần cho nhiều hội viên.

Hội Người mù Việt Nam: Nâng cao nhận thức, xã hội hóa công tác chăm lo đời sống, việc làm cho hội viên
Các công tác phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề và tổ chức sản xuất luôn được Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, các cấp Hội đang quản lý 334 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động là người mù. Bên cạnh đó, Hội đã xóa mù chữ cho 25.000 hội viên, tuyên truyền vận động trên 7.000 trẻ em mù học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục của Nhà nước. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đã có một số nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ si ưu tú và hàng trăm người qua đào tạo các học viên âm nhạc, trường nghệ thuật, trở thành các nghệ sĩ đang phục vụ nhân dân. Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, các vận động viên khiếm thị tham gia thi đấu tại Paralympic, Games, Asean Para Games đã đem về cho đất nước hàng trăm huy chương các loại, được Nhà nước tặng thưởng huân chương.

Đất nước đổi mới, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các vấn đề xã hội và người khuyết tật ngày càng được quan tâm. Việc ra đời Luật Người khuyết tật năm 2011 và các nghị định, quyết định của Chính phủ cùng hệ thống các thông tư, văn bản dưới luật đã và sắp được ban hành, các chương trình, đề án trợ giúp NKT đã tạo điều kiện cho đối tượng ngày càng bình đẳng và những cơ hội để phấn đấu vươn lên, trở thành những công dân đóng góp xây dựng đất nước.

 

Xuất phát từ bản chất là một tổ chức xã hội đặc thù của NKT về mắt, công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức được Hội hết sức chú trọng và trở thành phương pháp công tác trọng tâm của các cấp Hội. Mục đích là nhằm xóa bỏ tâm lý tự ti mặc cảm, nỗ lực học tập rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và năng lực để hòa nhập với cộng đồng xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân hiểu đúng về tật mù, tin tưởng vào khả năng học tập, làm việc của người mù, tiến đến chung tay góp phần cùng Hội chăm lo đời sống, việc làm, văn hóa cho các anh chị em hội viên. Trên thực tế, những năm qua, cấp hội nào làm tốt công tá tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức thì những hội viên ở nơi đó có đời sống vật chất và tinh thần, việc làm ngày càng phát triển.
Theo ông Nguyễn Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam, để nâng cao nhận thức, xã hội hóa công tác chăm lo đời sống, việc làm cho những người khiếm tính cần tập trung vào 3 lĩnh vực:

Một là, nâng cao nhận thức cho chính bản thân đối tượng người mù

Do hoàn cảnh của đất nước có chiến tranh xâm lược kéo dài và kinh tế xã hội chậm phát triển nên hầu hết những người khiếm thị không được phục hồi chức năng và đi học đúng độ uổi. Trước khi tham gia Hội, họ đều có tâm trạng bị quan, rụt rè và đầy mặc cảm về thân phận, phần lớn đều có sức khỏe yếu và thiếu các kỹ năng trong cuộc sống. Vì vậy, các cấp Hội sau khi thành lập, hoạt động đầu tiên là tổ chức các lớp phục hồi chức năng, dạy chữ Braille ngay tại cộng đồng dân cư nơi hội viên sinh sống. Bên cạnh đó, từ năm 1994 đến năm 2010, Hội đã phối hợp với Hiệp hội Người tàn tật thị lực Thụy Điển triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở 12 tỉnh, thành cho trên 4.000 người mù. Đặc biệt, năm 1997, được sự tài trợ Na Uy, Hội đã xây dựng Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng tại Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho đối tượng lên một bước tiến mới. Bình quân mỗi năm, Trung tâm mở từ 06-08 khóa học, đến nay đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên dạy phục hồi chức năng và chữ Braille gồm 400 người.

Hội đã quy định Điều lệ hội viên được sinh hoạt ít nhất 6 tháng một lần và các hình thức giáo dục truyền thống là tàn mà không phế, thành lập các câu lạc bộ ở các địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức cho các hội viên. Nhiều tỉnh, thành Hội đã thành lập tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên tại cơ quan hoặc tại cơ sở sản xuất khi có đủ điều kiện nên đã gắn kết hoạt động Hội với các phong trào của địa phương. Với những kết quả này, đã làm thay đổi tâm lý của người mù, không còn tự tin mặc cảm, mạnh dạn tham gia học chữ, học nghề, vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống bản thân.

Hai là, nâng cao nhận thức thông qua truyền thông thông tin đại chúng

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Hội đã chú trọng công tác tuyên truyền, coi đây là biện pháp quan trọng, hiệu quả tác động đến nhận thức trong xã hội hiểu đúng về tật mù và khả năng của người mù. Năm 1970, Hội đã xuất bản Tạp chí Đời mới, sau 43 năm hoạt động, tạp chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là cơ quan báo chí độc lập nằm trong hệ thống báo chí quốc gia. Đến nay, Tạp chí có 04 loại hình: chữ Braille, tạp chí truyền thanh bằng băng cassette và địa CD, tạp chí chữ đen và cổng thông tin Hội Người mù Việt Nam tại địa chỉ http://www.hnm.org.vn.
Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình "Niềm tin ánh sáng" dành riêng cho người khiếm thị. Đài Phát thành Truyền hình Hải Phòng có chương trình "Vòng tay ánh sáng" đã duy trì hoạt động 10 năm, bình quân mỗi năm đăng tải 1.500 tin, bài, phóng sự phát thanh truyền hình và báo in về người khiếm thị. Qua đó, bằng hình ảnh người thực, việc thực, những tấm gương phấn đấu trong lao động, học tập, trong hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao của người mù hoặc những tấm lòng hảo tâm, hoạt động chung tay góp sức của nhân dân đã giúp cho xã hội hiểu và thông cảm với người khiếm thị, từ đó tích cực chung tay cùng Hội chăm lo đời sống việc làm cho đối tượng.
Ba là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và địa phương
Trong những năm qua, Hội Người mù Việt Nam luôn tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình hoạt động. Năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) ban hành Chỉ thị 51- CT/TW về việc giúp đỡ Hội và người mù và Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 51, Ban Bí thư đã có Kết luận số 73- KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 51. Đây là những định hướng quan trọng của Đảng đối với các cấp, các ngành và địa phương về công tác chăm lo cho người mù và hoạt động của Hội. Cùng với đó, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chỉ thị và văn bản khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động.
Có thể nói, trải qua 45 năm hoạt động, Hội Người mù Việt Nam đã chứng tỏ bản chất ưu việt của chế độ xã hội nước ta, góp những kinh nghiệm thực tiễn vào việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật về NKT, đem lại nhiều đổi thay cho cuộc sống của người khiếm thị./.
T.H
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll