Gần 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng

05/05/2022 10:11

Thời gian qua, công tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật (NKT) được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều hoạt động cụ thể, qua đó tạo điều kiện để NKT vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Gần 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng
Năm 2021, ngân sách nhà nước đã bố trí 18.546 tỷ đồng thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ (nay là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021), bao gồm trợ cấp hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội và trên 356 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với NKT theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. Đến nay cả nước có gần 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và hàng triệu NKT, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật và Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật đã bố trí các Bộ, ngành và tổ chức của người khuyết tật trên 11,891 tỷ đồng.  
Tặng quà cho người khuyết tật
 
Năm 2021 bằng nguồn ngân sách bố trí cho Văn phòng Ủy ban quốc gia về NKT Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức của người khuyết tật triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ NKT khởi nghiệp tại 15 xã cho 110 người khuyết tật và cơ sở của người khuyết tật.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức của NKT đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt của NKT, điển hình như: Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam vận động được 522 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật quy ra tiền); Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các Hội thành viên vận động tài trợ được gần 339 tỷ đồng; Hội Người mù Việt Nam vận động hơn 76,1 tỷ đồng và nhiều phần quà có giá trị; Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam vận động được hơn 6,4  tỷ đồng (bao gồm tiền và hiện vật quy ra tiền). Các hoạt động trợ giúp NKT được triển khai rất đa dạng, đáp ứng thiết thực nhu cầu của đối tượng được trợ giúp: hỗ trợ chăm sóc, điều trị, phẫu thuật, xông hơi giải độc, phục hồi chức năng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, tặng xe lăn, xe lắc, xe bại não, dụng cụ trợ giúp khác cho NKT, tặng xe đạp và học bổng, trợ giúp tìm việc làm, xây mới, sửa chữa nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ xây dựng đường tiếp cận; hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh hợp quy chuẩn quốc gia, trợ cấp thường xuyên, thăm hỏi, tặng quà, dạy nghề, hỗ trợ vật nuôi cho hộ gia đình có NKT bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và bão lũ miền Trung.

Trong công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, năm 2021, Bộ Y tế tập trung nghiên cứu xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó quy định về Phục hồi chức năng (PHCN) và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ); Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế trong đó có mục tiêu tăng phạm vi và độ bao phủ chi trả Bảo hiểm y tế (BHYT) cho NKT năm 2021 đã cấp thẻ BHYT cho trên 1,1 triệu NKT.

Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn địa phương, cơ sở y tế cơ sở bảo trợ xã hội về phòng chống Covid đối với người khuyết tật; ban hành 03 tài liệu: hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 cho NKT; hướng dẫn PHCN cho bệnh nhân Covid-19; đặc biệt đối với NKT về nghe, hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà, trong đó có hướng dẫn riêng đối với người khuyết tật, người tâm thần và ứng phó với sang chấn tâm lý; ban hành video hướng dẫn phòng chống dịch có thuyết minh bằng ngôn ngữ ký hiệu; video phục hồi chức năng Covid-19 đối với thể nhẹ, không triệu chứng và sau xuất viện các video đều có ngôn ngữ ký hiệu tiếp cận với người khuyết tật.

Công tác PHCN đã được đưa vào Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương “Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoàn chỉnh ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bên cạnh hệ thống bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang; tăng cường phối hợp quân - dân y”. Đến nay, Chương trình PHCNDVCĐ đã được triển khai tại 51 tỉnh/ thành phố, tại 5.220 xã/phường, các hoạt động chính bao gồm sàng lọc đánh giá nhu cầu, cung cấp các dịch vụ PHCN tại nhà và tại cơ sở khám chữa bệnh và lập hồ sơ bệnh án cho NKT; 100% bệnh viện trung ương đa khoa đều có khoa PHCN; 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa PHCN; 70% bệnh viện tuyến huyện có Khoa PHCN riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% trạm y tế có phân công cán bộ phụ trách theo dõi công tác PHCN, khoảng 50% trong số đó được đào tạo về PHCN và PHCNDVCĐ.

Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Đẩy mạnh hoạt động Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia; thúc đẩy thành lập và việc hoạt động có hiệu quả của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục tại các địa phương; Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Công tác giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm được quan tâm. Năm 2021 cả nước có gần 1.000 NKT được hỗ trợ đào tạo nghề, phối hợp với Tổ chức Hợp tác và phát triển Đức (GIZ) xây dựng 02 chương trình “Nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật”, “Kỹ năng giảng dạy hòa nhập” và bộ công cụ khả năng tiếp cận số nhằm tăng thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật và các nhóm yếu thế khác trong xã hội. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật; kỹ năng giảng dạy hòa nhập và cấp chứng chỉ cho gần 80 giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước. Năm 2021, cho vay trên 2.869 dự án của lao động là NKT, tạo việc làm cho khoảng 16.000 lao động là NKT. Riêng Hội Người mù Việt Nam đã cho vay 856 dự án trong đó có 757 dự án của NKT tạo việc làm cho 589 hội viên trong đó có 557 lao động là NKT.

Năm 2021, các mặt hoạt động của công tác NKT đã được triển khai toàn diện, đồng bộ, chủ động với sự quan tâm và phát huy trách nhiệm của các thành viên Ủy ban, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hữu quan. Quá trình triển khai nhiệm vụ luôn bám sát Kế hoạch công tác được Chủ tịch Ủy ban phê duyệt từ đầu năm, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tăng cường lồng ghép và phát huy vai trò điều phối của Ủy ban trên mọi mặt hoạt động để bảo đảm hiệu quả thực chất. Nhìn chung, hoạt động của Ủy ban ngày càng thu hút sự quan tâm, ủng hộ và tham gia tích cực của các Bộ, ngành, tổ chức và các đối tác phát triển; quan hệ phối hợp giữa các Bộ, ngành thành viên trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao có nhiều chuyển biến tích cực.

Việc bảo vệ quyền của NKT và thực hiện các chính sách trợ giúp NKT luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trợ giúp NKT; một số chính sách trợ giúp NKT được tích cực điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Những đổi mới tích cực trong hoạt động truyền thông về nội dung, phương pháp, đối tượng, thời điểm mang lại nhiều hiệu quả thực chất trong việc nâng cao nhận thức, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong xã hội về vấn đề NKT, thu hút sự quan tâm và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư; giảm thiểu định kiến xã hội về năng lực của NKT, thúc đẩy chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, tạo sinh kế phù hợp để NKT tự chủ cuộc sống. Các rào cản xã hội, từng bước giảm dần, quyền của NKT ngày càng được bảo đảm tốt hơn, các cơ quan, đơn vị đã cố gắng thực hiện các quy định hỗ trợ cho NKT./.

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll