Mô hình tiêu biểu về phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng

08/10/2013 11:09

Trường Chuyên biệt Thanh Tâm Đà Nẵng được thành lập tháng 09/2010 tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng với nhiệm vụ, chức năng chính là can thiệp sớm, chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và những vùng lân cận...; tăng cường công tác PHCN tại địa phương, phát hiện sớm những trường hợp trẻ khuyết tật giúp phụ huynh biết cách theo dõi để tự chăm sóc, nuôi, dạy con em mình, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng không bỏ rơi người khuyết tật, cung cấp tài liệu hướng dẫn cách luyện tập để PHCN cho trẻ tái hòa nhập cộng đồng.

      Mô hình tiêu biểu về phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng
Trường đã phối hợp với chính quyền địa phương, UBND quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế quận và các tổ chức trong mạng lưới PHCN để tiếp cận, tư vấn, giới thiệu, chăm sóc, giáo dục và PHCN cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt, đưa các em vào môi trường giáo dục hòa nhập một cách sớm nhất. Hiện trường đã xây dựng được 5 phân hiệu đào tạo là thiểu năng vận động, thiểu năng trí tuệ, can thiệp sớm, tự kỷ và hướng nghiệp. Tại đây, các trẻ khuyết tật được các thầy cô giáo đón nhận bằng cả tấm lòng, bên cạnh đó, nhà trường còn dạy các học sinh bình thường phải yêu thương, giúp đỡ các bạn khuyết tật. Trung bình mỗi năm, đã có từ 5 đến 10 trẻ được ra học hòa nhập tại các trường bình thường. Trong năm 2013, đã có 3 em học sinh khiếm thính được can thiệp sớm ở khóa đầu tiên đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai chương trình PHCN, Trường Chuyên biệt Thanh Tâm Đà Nẵng đã gặp phải một số khó khăn nhất định như: Quan điểm và thái độ phân biệt đối xử với các trẻ khuyết tật, nhất là phụ huynh của trẻ bình thường vẫn còn tồn tại. Mặt khác, có nhiều phụ huynh không chấp nhận con mình là trẻ khuyết tật, họ mặc ảm, không cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài và không cho trẻ đi học vì cho rằng điều đó không cần thiết đối với trẻ khuyết tật.

 

Trong thời gian tới, để công tác PHCN đạt được hiệu quả, giúp các trẻ khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng, trường rất cần sự quan tâm, cộng tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh. Ngoài ra, phụ huynh của trẻ cần được trang bị những kiến thức cần thiết về dạng tật của con em mình để có thể hiểu đúng đắn về tình hình khuyết tật của con mình và giúp các em tập luyện, vượt qua những mặc cảm, tự ti, đồng thời cần được tư vấn để hiểu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của con mình để yên tâm hơn, không còn mặc cảm về sự khuyết tật đó. Về phía xã hội, cần có quan điểm và thái độ bình đẳng đối với NKT, đưa những thông tin, kiến thức và những quy định của pháp luật về các quyền lợi của NKT vào các chương trình giáo dục, giúp các em hiểu biết về trạng khuyết tật của bạn để có sự cảm thông, giúp đỡ và không phân biệt đối xử. Nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên khyết tật cả về học vấn, nghề nghiệp lẫn kỹ năng sống để họ vươn lên tự lực trong cuộc sống, dần hòa nhập cùng xã hội.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Đăk Lăk được thành lập năm 2001 với chức năng giáo dục chuyên biệt cho trẻ khiếm thính từ 7- 16 tuổi. Các hoạt động chính của Trung tâm là dạy chuyên biệt để chuẩn bị hòa nhập cho trẻ khuyết tật, mở rộng chương trình phục hồi chức năng cho nhiều loại khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị, down, tự kỷ, rối loạn hành vi, khó khăn ngôn ngữ, bại não... tại trung tâm và cộng đồng, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật lớn và tham mưu cho ngành giáo dục của địa phương về công tác giáo dục trẻ khuyết tật.
Sau hơn 10 năm thành lập, bình quân mỗi năm, Trung tâm đã dạy cho khoảng 140 trẻ khuyết tật, trong đó 40% có thể hòa nhập tại cộng đồng sau 1- 2 năm học; PHCN cho 30- 40 cháu ngay tại đơn vị và hỗ trợ PHCN trên 50 trẻ có nhu cầu đặc biệt tại cộng đồng khi các cháu không có điều kiện đến Trung tâm. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho gần 500 trẻ và giáo viên tại các trường học hòa nhập tại cộng đồng; tư vấn cho trên 50 phụ huynh trẻ khuyết tật, giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình; hướng nghiệp dạy nghề và tìm việc làm cho các trẻ khuyết tật lớn với các nghề làm tranh gỗ, tranh hoa, quà lưu niệm, quán cafe.
Minh Anh
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll