Hội Vì sự Phát triển của người khuyết tật Quảng Bình chú trọng tạo việc làm cho hội viên

05/09/2013 11:01

Trong những năm qua, Hội Vì sự Phát triển của người khuyết tật Quảng Bình (AEPD) đã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình tạo việc làm cho các hội viên như mô hình nuôi heo rừng, VAC, HTX Nón lá, Mây tre đan..., góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho những NKT, giúp họ có cuộc sống ổn định, hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Hội Vì sự Phát triển của người khuyết tật Quảng Bình chú trọng tạo việc làm cho hội viên
Tiền thân là một tổ chức hoạt động nhân đạo quốc tế Landmine Survivors Network, AEPD hướng đến mục tiêu một xã hội hòa nhập, không rào cản và ở đó NKT có thể phát huy hết năng lực của mình, bình đẳng trong tất cả các cơ hội, đóng góp hiệu quả cho cộng đồng, xã hội. Đồng thời cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống cho NKT thông qua việc nâng cao tính tự chủ về kinh tế và xã hội, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế.
Các hoạt động chính mà AEPD thực hiện để hỗ trợ NKT bao gồm sức khỏe, y tế, vận động chính sách, hòa nhập cộng đồng, sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Trong lĩnh vực việc làm AEPD đã triển khai các hoạt động hỗ trợ việc làm cho NKT như tập huấn quản lý, điều hình sản xuất kinh doanh nhỏ; tiếp cận thị trường; chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, thú y; tư vấn hỗ trợ sau tập huấn nhằm tháo gỡ khó khăn. Hỗ trợ của AEPD đóng vai trò xúc tác, thúc đẩy khởi sự sản xuất kinh doanh cá nhân của NKT.

Từ năm 2003 đến nay, tổ chức này đã hỗ trợ gần 1.000 hoạt động sản xuất kinh doanh cá nhân, hộ gia đình, giúp NKT có thu nhập và thoát nghèo; xây dựng, hỗ trợ một phần vốn ban đầu cho 20 nhóm, mô hình sản xuất kinh doanh (từ 40- 70 triệu đồng/nhóm từ 7- 10 người), qua đó đã tạo việc làm cho hơn 150 NKT, 2 cơ sở sản xuất kinh doanh đào tạo nghề cho NKT với mức từ 80- 100 triệu đồng/cơ sở. Hàng năm, 2 cơ sở này đã tổ chức học nghề cho hơn 100 NKT, người nghèo và trẻ mồ côi. Sau đào tạo, các đối tượng này được ở lại làm việc hoặc nếu tự sản xuất kinh doanh sẽ được hỗ trợ đầu vào và bao tiêu sản phẩm.

 

Bên cạnh đó, AEPD đã đào tạo nghề thành công cho gần 400 hội viên, với các nghề chính là mây tre đán, nón lá chất lượng cao, hàng lưu niệm, làm hương và nuôi ong. Kết thúc khóa học, tất cả NKT đều phát triển được nghề, tự sản xuất kinh doanh hoặc trở thành vệ tinh của các công ty. Trong việc hỗ trợ NKT về thị trường, AEPD đã giúp NKT quảng bá sản phẩm, phối hợp tổ chức hội trợ trong tỉnh, tham gia hội trợ tại thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành khác, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong, rượu, nón lá và xây dựng quầy hàng lưu niệm tại khu du lịch Phong Nhà Kẻ Bàng.
Một số mô hình tiêu biểu trong công tác hỗ trợ NKT học nghề và tìm việc làm đã được triển khai thành công là mô hình nuôi heo rừng, mô hình VAC và mô hình Hợp tác xã Nón là Mây tre đan cua NKT. Cụ thể, với mô hình nuôi heo rừng, AEPD đã hỗ trợ 10 con giống cho câu lạc bộ NKT ( năm đầu giao cho 5 hội viên nuôi). Sau 6 tháng, số heo con trung bình là 50 con sẽ được giao lại toàn bộ cho câu lạc bộ để phân bổ cho các hội viên khác nuôi heo cái. Còn số heo đực được câu lạc bộ bán cho các hội nuôi heo thịt. Trong mô hình này, số tiền bán heo được đưa vào quỹ và câu lạc bộ sẽ sử dụng cho các hội viên vay với lãi suất 0,6%. Mô hình sẽ tiếp tục quay vòng để tạo việc làm cho NKT và dự kiến sau hai năm, có khoảng 100 NKT có việc làm từ nuôi heo rừng.
Đối với mô hình VAC, AEPD đã hỗ trợ nhóm SXKD của NKT gồm 8 hội viên: 04 con bò giống, 10 con heo giống và 300 con gà giống. Sau hơn một năm triển khai, mô hình đã phát triển với 6 con bò, 20 con heo và 700 con gà. Ngoài ra, các hội viên còn trồng được gần 1.000 gốc chuối, 0,3 ha sắn khoai, 0,1 ha bầu, bí, dưa, 2,4 ha cây lâm nghiệp và ao thả 300 cá rô phi, trắm cỏ.
Hợp tác xã Nón lá Mây tre đan gồm 40 hội viên, trong đó có 37 người khuyết tật. Để giúp HTX trong hoạt động, AEPD đã hỗ trợ tập huấn 2 tháng nón lá chất lượng cao, 3 tháng hàng mây cơ bản và 3 tháng hàng mây nâng cao. Kết quả là thị trường nón là đã phát triển rộng, tới các tỉnh thành như Thừa Thiên Huế, Sài Gòn, và xuất khẩu sang Lào, đặc biệt HTX đã trở thành vệ tinh của Công ty Mây tre đan Vạn Xuân, tạo mức thu nhập bình quân 3- 4 triệu đồng/tháng/hội viên. Ngoài ra, HTX đã hỗ trợ cho 1.000 đối tượng có việc làm, hỗ trợ 20 mô hình sản xuất nhóm, 2 cơ sở SXKD của NKT và đào tạo nghề gắn với việc làm cho 400 NKT, đăng ký thương hiệu cho 3 sản phẩm.
Được biết, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 45.000 NKT, trong đó có 4.000 trẻ em khuyết tật và đối tượng khuyết tật hệ vận động chiếm tỷ lệ 36%, khuyết tật hệ thần kinh chiếm 30%. Phần lớn những NKT trên địa bàn sống ở khu vực nông thôn, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Với đức tính cần cù, chịu khó, khao khát được làm việc, được sống độc lập, họ mong muồn tìm được các công việc có thể tạo thu nhập, SXKD hộ gia đình, cụ thể là tự làm ăn và tự kinh doanh./.
Thu Hương

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll