Tăng cường nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

15/09/2015 02:50

Trong 2 ngày 9-10/9, tại tỉnh Thanh Hóa, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ- TBXH) đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho 40 đại biểu là cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; cán bộ văn hóa xã hội và đại diện các cơ quan, đoàn thể cấp xã làm nhiệm vụ chăm sóc, trợ giúp trẻ em có HCĐBKK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

 Thực hiện Đề án Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 -2020 (Đề án 647), Cục Bảo trợ xã hội đã phối hợp với một số địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa triển khai thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có HCĐBKK. Lớp tập huấn là một trong những nội dung hoạt động của mô hình thí điểm đang được triển khai.
Thông qua lớp tập huấn nhằm trang bị cho các cán bộ CTXH, cá nhân gia đình nhận nuôi trẻ có kỹ năng chăm sóc trẻ
Tham dự lớp tập huấn, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Thị Thái Lan, Trường Đại học Lao động xã hội Hà Nội giới thiệu những nội dung chính liên quan đến việc chăm sóc nhận nuôi trẻ em có HCĐBKK như: Các nguyên tắc về chăm sóc thay thế cho trẻ em; Các loại hình nhận nuôi dưỡng được áp dụng tại Việt Nam; Đối tượng trẻ em được nhận nuôi dưỡng; Tiêu chí lựa chọn người nhận nuôi dưỡng trẻ em; Qui trình nhận nuôi dưỡng trẻ em đối với người thân hoặc người có quan hệ huyết thống và qui trình nhận nuôi dưỡng trẻ em đối với người không có quan hệ huyết thống.
Theo đó, nhận nuôi dưỡng trẻ em là một loai hình chăm sóc cho trẻ trong một gia đình thay thế ngay tại cộng đồng. Về bản chất, “ Nhận nuôi dưỡng” đã được hình thành từ rất lâu ở Việt Nam dưới hình thức tự phát xuất phát từ nhu cầu và hoàn cảnh thực tế của trẻ và gia đình như: Nuôi đỡ đầu, nuôi trẻ và cha mẹ trả tiền công nuôi dưỡng, nuôi để trẻ giúp việc nhà, nuôi con nuôi không chính thức (không làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trước pháp luật)… 
Do xuất phát từ sự tự phát, nên những trẻ em sống trong các môi trường nuôi dưỡng này thiếu sự bảo vệ, bảo hộ của pháp luật – dẫn đến dễ bị lạm dụng, bạo hành … Mô hình nhận nuôi dưỡng được thực hiện nhằm mang lại nơi ăn, chốn ở và sự bảo vệ cho trẻ em đang trong hoàn cảnh tạm thời hoặc vĩnh viễn mất đi nguồn nuôi dưỡng từ cha mẹ ruột.
Cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ là những người thân thích khác trong gia đình, họ tộc hoặc là những người không có quan hệ huyết thống nhưng có tấm lòng đón nhận trẻ về nuôi dưỡng. Thời gian nuôi dưỡng có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn (trong trường hợp chăm sóc bởi người có quan hệ huyết thống); có thời hạn 6 tháng -1 năm, ngoại lệ 3 năm hoặc nhiều hơn (trong trường hợp chăm sóc bởi người không có quan hệ huyết thống).
Cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo qui định tại Nghị định 136/NĐ-CP; được hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; Ưu tiên vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình và chế độ ưu đãi khác theo qui định của pháp luật liên quan. Hết thời gian nuôi dưỡng, trẻ sẽ được về với mái ấm gia đình lâu dài: Đoàn tụ với cha mẹ ruột/gia đình ruột thịt; về với gia đình nhận trẻ làm con nuôi; một số ít sẽ phải quay trở lại cơ sở nuôi dưỡng hoặc chuẩn bị ra sống tự lập.
Cũng tại lớp tập huấn, các chuyên gia giới thiệu hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc, nhận nuôi trẻ em có HCĐBKK cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và cán bộ văn hóa xã hội, các cá nhân, gia đình nhận nuôi trẻ; đồng thời chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về mô hình nhận nuôi trẻ có HCĐB đang được triển khai hiệu quả ở một số địa phương trong tỉnh Thanh Hóa./.
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll