Bộ Tư pháp khảo sát việc phát triển công tác xã hội tại Vĩnh Long

31/10/2022 11:04

Ngày 28/10, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Cao Đăng Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế làm trưởng đoàn đã đến khảo sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển công tác xã hội (CTXH) tại tỉnh Vĩnh Long.

Bộ Tư pháp khảo sát việc phát triển công tác xã hội tại Vĩnh Long

Tại buổi làm việc, ông Võ Văn Tấn Hùng - Giám đốc Trung tâm CTXH tỉnh, báo cáo với đoàn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển CTXH tại trung tâm và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách, chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người làm CTXH,...

Các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc đã làm rõ thêm các vấn đề về các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội; chế độ lương, mức phụ cấp, ưu đãi nghề đối với người làm CTXH; cơ chế phối hợp với các cơ quan liên quan (Sở Tư pháp, công an, ngành y tế, giáo dục,...) nhằm thực hiện tốt việc trợ giúp xã hội kịp thời cho các đối tượng yếu thế, chăm sóc sức khỏe đối tượng đang được nuôi dưỡng tại trung tâm cũng như trẻ em đang trong độ tuổi đến trường,…

Được biết, ngày 26/5/2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2030.

Trung tâm CTXH tỉnh hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 267 đối tượng bảo trợ xã hội. Bên cạnh, trung tâm tích cực vận động nguồn lực thực hiện an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Từ khi chuyển đổi mô hình từ Trung tâm Bảo trợ xã hội sang Trung tâm CTXH, đơn vị nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân, mạnh thường quân trong và ngoài nước, giúp Trung tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Đối với công tác chăm sóc trẻ khuyết tật, trong thời gian qua, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long bằng sự hoạch định chiến lược phát triển lâu dài đã xây dựng hiệu quả mô hình Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng. Cùng với sự truyền thông rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng can thiệp. Hiện tại, số lượng trẻ trung tâm và cộng đồng tham gia khoảng trên 35 trẻ.

Khu Phục hồi chức năng được xây dựng dựa trên nhu cầu được can thiệp của trẻ, của phụ huynh và có sự đầu tư, quan tâm từ các cấp lãnh đạo. Với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và cơ sở vật chất đầy đủ, phong phú, đa dạng, khu Phục hồi chức năng đã và đang thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ của mình. Đó là cải thiện vốn nhận thức, hạn chế các hành vi chưa đúng và phát huy vai trò tích cực, chủ động của trẻ trong việc hòa nhập cộng đồng.Trong đó, từng phòng thuộc hệ thống của khu phục hồi chức năng luôn có sự cải tiến sao cho phù hợp với thực tế giảng dạy. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu can thiệp cụ thể, thiết thực. Đồng thời, phối hợp tốt cùng nhau thực hiện mục tiêu phát triển chung.

Mô hình Câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh được triển khai trong khuôn viên khang trang, sạch sẽ của Trung tâm
 
Ngoài ra, các đối tượng khi mới vào Trung tâm đa số đều có sức khỏe kém, mắc nhiều bệnh, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại Trung tâm. Xuất phát từ thực tế đó mà mô hình Câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh tại Trung tâm được thành lập với 31 thành viên là những người cao tuổi còn khỏe đi lại được, người bệnh tâm thần đã ổn định tâm trí. Đến nay mô hình đã triển khai thực hiện được trên 03 tháng. Trao đổi với cán bộ quản lý tại Trung tâm, các cô, chú, anh, chị rất thích mô hình Câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh này. Bởi vì thông qua việc tập thể dục hằng ngày giúp cho mọi người có sức khỏe tốt, dể ngủ và ăn uống ngon hơn và đặc biệt là sau thời gian tập thể dục mọi người cảm thấy tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan hơn.

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện đang chăm sóc nuôi dưỡng 191 người, trong đó có 89 người bệnh tâm thần, 26 người khuyết tật và 40 người cao tuổi và 36 trẻ em. Đa số các đối tượng được chăm sóc đều có sức khỏe yếu hoặc dễ mắc bệnh, nên công tác giữ gìn, duy trì môi trường xanh – sạch – đẹp cũng luôn được cán bộ, công nhân viên tại đây chú ý và thực hiện hàng ngày. Theo đó, các cơ sở đều đảm bảo nằm ở các khu vực có không khí trong lành, thoáng mát, nhiều cây xanh có bóng mát; hệ thống cống rãnh được khơi thông sạch sẽ; phòng ở, bếp ăn của các đối tượng cũng được dọn dẹp, cọ rửa thường xuyên; quét dọn rác hàng ngày đảm bảo vệ sinh cảnh quan chung. Công tác xử lý rác thải rắn sinh hoạ đều được cán bộ, công nhân viên thu gom, xử lý đều đặn, phân chia thành các loại rác vô cơ, hữu cơ trước khi liên hệ với Công ty môi trường tại địa phương để xử lý. Đối với rác thải y tế được phân loại riêng, tự xử lý tại cơ sở hoặc thông qua cơ sở khác có đủ điều kiện và thẩm quyền. Hệ thống xử lý nước thải cũng phù hợp với loại nước thải cần xử lý, đa phần là nước thải sinh hoạt.

Phòng Hồi phục chức năng tại Trung tâm luôn được quét dọn sạch sẽ, giúp cải thiện sức khỏe của đối tượng được chăm sóc
 
Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên và đối tượng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong đơn vị, tham gia các hoạt động lao động, dọn dẹp trồng cây xanh, vệ sinh phòng ở. Nhờ đó, thời gian qua, trung tâm đã xây dựng được môi trường không gian phù hợp trong chăm sóc đối tượng.

 

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll