Hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo với chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội

12/01/2016 02:52

Trong 2 ngày 11 - 12/01/2016, trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II tổ chức Hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo với chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự Hội thảo có TS. Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH; Bà Nguyễn Thị Hằng- Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và nghề CTXH Việt Nam; TS. Antonina Dashkina - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục & Nhân viên CTXH- LB Nga; ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội; các chuyên gia, học giả quốc tế về nghề CTXH đến từ các nước: Anh, Mỹ, Nga, Đức, Singapore; các chuyên gia trong nước cùng đại diện một số tổ chức, cơ quan Nhà nước và các trung tâm Công tác xã hội của một số địa phương Việt Nam.

Hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo với chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội
Trong 2 ngày 11 - 12/01/2016, trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II tổ chức Hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo với chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự Hội thảo có TS. Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH; Bà Nguyễn Thị Hằng- Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và nghề CTXH Việt Nam; TS. Antonina Dashkina - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục & Nhân viên CTXH- LB Nga; ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội; các chuyên gia, học giả quốc tế về nghề CTXH đến từ các nước: Anh, Mỹ, Nga, Đức, Singapore; các chuyên gia trong nước cùng đại diện một số tổ chức, cơ quan Nhà nước và các trung tâm Công tác xã hội của một số địa phương Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH nhấn mạnh: Hiện nay, bên cạnh phát triển kinh tế, những thách thức của quá trình đổi mới và phát triển đất nước cũng đòi hỏi phải được giải quyết, đó là các vấn đề phân tầng xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm, di cư, lạm dụng trẻ em, người già neo đơn, nạn nghiện hút, mại dâm, bạo lực gia đình,… Việt Nam cũng đã rất nỗ lực và đã đạt được những thành tựu nhất định trong giải quyết các vấn đề xã hội nhiều năm qua. Tuy  nhiên, để giải quyết tốt hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn các vấn đề xã hội, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/ 2010/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32). Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án là Việt Nam cần phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp, và đến năm 2020 cần đào tạo mới và đào tạo lại 60.000 nhân viên Công tác xã hội với các trình độ khác nhau. Điều này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho các cơ sở giáo dục - đào tạo công tác xã hội trong cả nước, trong đó có Trường Đại học LĐXH Cơ sở II của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội. Mặc dù hoạt động đào tạo Công tác xã hội đang được xem như một trong những nội dung đạt được nhiều thành tích nhất trong 5 năm đầu thực hiện Đề án, tuy nhiên, vì là một ngành đào tạo rất mới ở Việt Nam nên đào tạo Công tác xã hội hiện còn gặp rất nhiều thách thức và khó khăn liên quan tới đội ngũ giảng viên, tài liệu/học liệu phục vụ giảng dạy và học tập, hệ thống cơ sở thực hành, thực tập nghề nghiệp, việc gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn cung cấp dịch vụ xã hội…
 
Họp báo  thông tin về nội dung quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề CTXH ở Việt Nam.
Để góp phần tháo gỡ những khó khăn cũng như tạo đà cho sự phát triển đào tạo ngành Công tác xã hội ở nước ta trong thời gian tới, chúng ta cần nỗ lực tổ chức các hoạt động hơn nữa trong đó có nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo  nhằm chia sẻ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, kinh nghiệm trong quản lý cũng như tổ chức liên quan tới xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, gắn kết giữa đào tạo với cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, Bộ LĐ-TBXH hoan nghênh trường Đại học LĐXH Cơ sở II tại TP Hồ Chí  Minh đã chủ động phối hợp với các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, tổ chức Hội thảo quốc tế này nhằm tạo ra một môi trường cho sự kết nối và chia sẻ ở tầm quốc tế cũng như quốc gia. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng mong rằng Hội thảo sẽ đem lại những thông tin bổ ích không chỉ cho mỗi cá nhân, mỗi cơ sở đào tạo hay cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội tham dự Hội thảo mà còn giúp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực triển khai Đề án 32 có thêm căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo của Đề án 32 từ nay đến 2020.
Còn theo PGS.TS Bùi Anh Thủy, Giám đốc Trường Đại học Lao động -Xã hội Cơ sở II, mục tiêu của Hội thảo quốc tế lần này là nhằm cùng trao đổi, thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm mà các quốc gia, khu vực địa lý, với trình độ phát triển khác nhau trên thế giới đã đi qua, đã tích lũy được trong quá trình phát triển nghề Công tác xã hội, tập trung vào các khía cạnh chủ yếu sau: Quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Công tác xã hội, việc cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội một cách chuyên nghiệp, để giúp giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống của mỗi quốc gia, khu vực địa lý. Những kinh nghiệm đó, thông tin đó sẽ được các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, giảng viên chia sẻ thông qua các công trình nghiên cứu, bài viết khoa học, các báo cáo tham luận trình bày trực tiếp tại Hội thảo và in trong tập Kỷ yếu Hội thảo; đồng thời cùng trao đổi, thảo luận, phản biện để có những quan điểm chuyên môn xác đáng, những kết luận có đầy đủ căn cứ khoa học, giá trị thực tiễn nhằm cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này góc nhìn rộng hơn, sâu sắc hơn, có thể giúp cho việc hình thành những chính sách mới, tích cực thúc đẩy nghề Công tác xã hội phát triển mạnh hơn nữa theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Đặc biệt, từ đó tìm ra những lời giải đáp cho việc thiết kế chương trình đào tạo ở các bậc học thế nào, việc tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở giáo dục và đào tạo về Công tác xã hội thực hiện ra sao; việc gắn kết giữa đào tạo với kiểm huấn, thực hành, thực tập, phát triển các trung tâm dịch vụ Công tác xã hội theo hướng nào? Tại sao phải gắn kết hoạt động đào tạo với cung cấp dịch vụ Công tác xã hội?...
 
Ông Tô Đức - Phó Cục trưởng Cục BTXH phát biểu

 
Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội cho biết: Sau 5 năm triển khai, Đề án 32 đã đi vào cuộc sống, góp phần trong việc chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Nhận thức, hiểu biết về nghề công tác xã hội đã có bước chuyển biến căn bản, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cốt cán của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, các hội, đoàn thể đã hiểu rất tốt về công tác xã hội. Hệ thống pháp luật, chính sách xã hội được hình thành, các chương trình, đề án được triển khai, tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội cho công tác xã hội phát triển; huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo trợ giúp các đối tượng. Hầu hết các mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2015 đã đạt được, đặc biệt là mục tiêu về xây dựng, thí điểm mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; thành lập Hiệp hội nghề công tác xã hội. Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng.
Đồng tình với những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề CTXH thời gian qua nhưng bà Nguyễn Thị Hằng – nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra: Nghề CTXH ở Việt Nam vẫn thiếu sự chuyên nghiệp và gặp nhiều thách thức. Đó là: về khuôn khổ pháp lý còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chưa thực sự hoàn thiện; nhận thức về xã hội với nghề CTXH còn hạn chế, đội ngũ nhân viên, quản lý về cung cấp dịch vụ xã hội nói chung chưa được đào tạo chuyên ngành. Đội ngũ giáo viên, giảng viên, kiểm huấn viên chưa được đào tạo chuyên sâu. Mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội mới hình thành, chưa quy hoạch tổng thể trong khi đối tượng cần cung cấp dịch vụ xã hội ngày càng tăng khoảng 24-25% tổng dân số.
Theo TS. Antonia Dashkina – Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo và nhân viên CTXH nước cộng hòa Liên bang Nga, bối cảnh tình hình đất nước Nga có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nước Nga có 640.000 nhân viên CTXH và để phát triển được đội ngũ đông đảo làm công tác này là do Chính quyền nước Nga có quyết tâm chính trị cao cùng với việc cố gắng định hướng xây dựng nghề CTXH có tính chuyên nghiệp. Việc chia sẻ những ý tưởng về xây dựng một tạp chí chuyên sâu cho ngành CTXH cũng như các ý tưởng về xây dựng các tổ chức hoạt động CTXH, biến ngành CTXH thật sự chuyên nghiệp của nước Nga có thể giúp ích cho Việt Nam có sự lựa chọn, học hỏi để phát triển nghề CTXH mang tính chuyên nghiệp, có hiệu quả.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Hải Hữu cho rằng, việc phát triển nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo công tác xã hội còn nhiều hạn chế, do nội dung chương trình đào tạo chưa phù hợp, dạy lý thuyết nhiều hơn dạy thực hành, chương trình nội dung đào tạo chưa gắn kết với chuẩn đầu ra, dạy chuyên môn chưa gắn chặt với dạy làm người, dạy về đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ giảng viên chuyên ngành công tác xã hội ở nhiều trường còn thiếu và yếu về chuyên môn; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chưa đáp ứng, thiếu cơ sở thực hành và đội ngũ kiểm huấn viên có chất lượng. Ngoài  ra, đầu vào đào tạo chuyên ngành công tác xã hội của các trường đại học, cao đẳng  thường có điểm chuẩn không cao như một số chuyên ngành khác. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội chuyên nghiệp chưa gắn với việc phân bố sử dụng sao cho hiệu quả, mặc dù nước ta đang rất thiếu những người được đào tạo cơ bản về công tác xã hội nhưng khá nhiều sinh viên được đào tạo ngành công tác xã hội bậc đại học, cao đẳng ra trường lại chưa tìm được việc làm đúng với ngành nghề đã học, thậm chí phải đi làm những công việc chỉ cần lao động phổ thông, gây nên tâm lý lo âu cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trong vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
TS. Nguyễn Hải Hữu đề xuất, thời gian tới để có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, vấn đề cơ bản là đào tạo có chất lượng và sử dụng có hiệu quả. Việc đào tạo chuyên ngành công tác xã hội phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra cho từng bậc đào tạo, chuẩn đầu ra cần được tiêu chuẩn hóa và lượng hóa một cách cụ thể về sự hiểu biết kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành công tác xã hội;  mức độ thành thạo các kỹ năng bao gồm cả các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm; khả năng thực hiện các hành vi thực hành dựa trên các kiến thức, giá trị, kỹ năng đã có và quá trình nhận thức chủ quan trong khi thực hành; khả năng tham gia nghiên cứu dựa trên thực hành và thực hành dựa vào nghiên cứu; khả năng tham gia xây dựng chính sách dựa trên thực hành; khả năng hòa nhập, làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; năng lực thu thập thông tin, đánh giá, xây dựng kế hoạch can thiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch can thiệp và lượng giá, thái độ, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra, còn phải giáo dục về giá trị nghề và đạo đức nghề, vấn đề nhân quyền và nhân phẩm, công bằng xã hội là những giá trị cốt lõi của nghề công tác tác xã hội, do vậy, phải đào tạo những nhân viên công tác xã hội biết cách tôn trọng giá trị nghề, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội và đạo đức nghề.
Hội thảo cũng đã được nghe phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo và Nhân viên Công tác xã hội Liên bang Nga – Tiến sĩ Antonina Daskina cùng nhiều tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Singapore và Anh quốc; các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức, cơ quan Nhà nước và các trung tâm Công tác xã hội của một số địa phương Việt Nam.

Nguồn: Tạp chí Lao động xã hội

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll