Nghệ An: Tích cực triển khai Đề án Phát triển nghề công tác xã hội

27/09/2013 10:19

Theo tin từ Sở Lao động- TBXH tỉnh Nghệ An, triển khai thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32), với sự quan tâm chỉ đạo của các ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên CTXH bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Trong năm 2012, toàn tỉnh đã mở được 4 lớp với tổng số 613 học viên tham gia.

Nghệ An: Tích cực triển khai Đề án Phát triển nghề công tác xã hội

Các đối tượng được đào tạo bao gồm thành viên Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc thực hiện Đề án; Lãnh đạo, viên chức các Trung tâm: Công tác xã hội; Bảo trợ xã hội; Dạy nghề người tàn tật; Lao động xã hội I và II; Cơ sở BTXH 19/3; Lãnh đạo phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thành phố, thị xã; Chuyên viên phụ trách công tác BTXH phòng LĐ-TBXH; cán bộ làm công tác lao động – thương binh và xã hội các xã, thị trấn huyện Đô Lương.

Trong thời gian 2 ngày, các học viên đã được trang bị 06 chuyên đề gồm: Nhập môn công tác xã hội, công xã hội với trẻ em, với người tâm thần, với người nghiện ma túy và mại dâm, với người cao tuổi và với người khuyết tật. Các chuyên đề đã được các giảng viên lên lớp bảo đảm đúng theo yêu cầu đề ra, sát với yêu cầu thực tế ở địa phương, học viên đã nắm được những vấn đề cơ bản của nghề công tác xã hội.

Dự kiến trong giai đoạn 2012- 2016, tỉnh Nghệ An sẽ phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.mở 01 lớp đào tạo chuyên ngành công tác xã hội hệ vừa học vừa làm trình độ đại học cho 100 đến 120 học viên là cán bộ, nhân viên đang công tác, làm việc tại các đơn vị thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, thị xã, cán bộ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội tại xã, phường, thị trấn và cán bộ, viên chức ở các Trung tâm Bảo trợ xã hội ngoài công lập, mà chưa có trình độ đại học chuyên ngành Công tác xã hội. Lớp học sẽ được tổ chức tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.

 

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từ 2.800 đến 3.000 lượt cho học viên làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội. Bình quân mỗi năm tổ chức 04 lớp, mỗi lớp từ 130 đến 150 người. Thời gian bồi dưỡng mỗi lớp 3 ngày (2 ngày trên lớp, 1 ngày thực tế ở cở sở bảo trợ xã hội).
Trong những năm qua, được sự quan tâm của trung ương và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp chính quyền địa phương, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển. Tuy nhiên, do là tỉnh có dân số đông, địa hình phức tạp, cơ cấu dân số không đồng đều và là một tỉnh nghèo nên việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Hiện toàn tỉnh đang quản lý gần 85 ngàn đối tượng thuộc diện chính sách người có công và gần 90 ngàn đối tượng bảo trợ xã hội, gần 8.500 đối tượng tâm thần nặng lang thang và có hành vi nguy hiểm cho gia đình và xã hội, ngoài ram còn gần 13.000 người cao tuổi cô đơn, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cần được trợ giúp và cần có người nuôi dưỡng.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, tỉnh đã củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội và đội ngũ cán bộ làm CTXH. Toàn tỉnh hiện có 12 cơ sở BTXH công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và 4 cơ sở ngoài công lập do UBND các huyện, thành phố Vinh quản lý. Các các cơ sở này đang quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng tập trung gần 3.000 đối tượng là những người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, người nghiện ma túy và người tâm thần, thương binh tâm thần kinh.
Mặc dù trong thời gian qua, công tác xã hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhưng thực tế vẫn còn những hạn chế về công tác quản lý, thực hiện chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, công tác giảm nghèo, phòng chống các tệ tạn xã hội... Đời sống vật chất và tinh thần của một số đối tượng người có công, bảo trợ xã hội còn rất nhiều khó khăn. Nhiều xã, hộ gia đình, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nghèo. Một số trẻ em còn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm tuy được kiềm chế, nhưng hoạt động còn phức tạp, khó kiểm soát.
Thêm vào đó, công tác tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác xã hội, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn và ở các trung tâm chưa được phù hợp, còn thiếu, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực. Các hoạt động xã hội của các tổ chức, cá nhân vẫn đang mang tính chất đột xuất, chưa có tính thường xuyên; Các Trung tâm nuôi dưỡng tập trung của Tỉnh thị xuống cấp, các trung tâm ngoài công lập thì chưa đáp ứng được nguyện vọng của đối tượng.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân có mặt còn hạn chế, có khi chưa được đầy đủ và kịp thời. Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, hoạt động sự nghiệp về công tác xã hội chưa đầy đủ và thường xuyên; việc bố trí kinh phí, trang thiết bị làm việc, cán bộ và cộng tác viên làm công tác xã hội chưa tương ứng với nhiệm vụ công tác xã hội đang phát triển. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư, nâng cấp. Do thiếu về nghiệp vụ làm công tác xã hội về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng nên có nơi, có lúc còn né tránh, chưa phát huy hết tiềm năng.
Chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác xã hội các cấp còn thấp. Cán bộ thực hiện công tác xã hội ở các huyện và xã, phường, thị trấn còn yếu, thiếu và thường xuyên thay đổi nên việc theo dõi cập nhật thông tin, thực hiện hoạt động quản lý và sự nghiệp trợ giúp đối tượng còn nhiều khó khăn. Việc phối kết hợp tổ chức thực hiện giữa các ngành của tỉnh, của một số địa phương cấp huyện, cấp xã chưa chặt chẽ và chưa đồng bộ; một bộ phận đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, chưa tích cực vượt khó vươn lên để ổn định cuộc sống. Công tác phát hiện nhân tố điển hình, biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời.
Minh Anh
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll