Giáo dục giúp trẻ phát huy năng lực tiềm ẩn

26/04/2015 02:44

(LĐXH) Ngày 11-4, Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức Hội thảo về phương pháp giáo dục giúp trẻ tư duy bản chất vấn đề và phát huy năng lực tiềm ẩn.

Giáo dục giúp trẻ phát huy năng lực tiềm ẩn

Vì sao 1+1=2 mà không phải 1+1=11? Vì sao công thức tính diện tích hình chữ nhật lại là phép nhân hai cạnh chiều rộng, chiều dài?...Đó là câu hỏi mà người lớn không dễ giải đáp khi trẻ bắt đầu học phép cộng những năm đầu tiểu học. Trong một thời gian dài, chúng ta - những người làm cha làm mẹ được giáo dục theo lối mòn học thuộc lòng mà không được rèn luyện cách tư duy bản chất vấn đề.

Hội thảo được nhà trường tổ chức lần này phần nào sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra lời giải cho vấn đề trên, đó là đầu tiên cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để có thể giúp con trả lời đúng bản chất những câu hỏi “Vì sao”, hỗ trợ con hiệu quả trong việc học tập và ra quyết định trong cuộc sống. Như việc dạy toán nên theo quy trình sau: Giáo viên đưa ra tình huống trên lớp, tạo hứng thú để học sinh cùng thảo luận tất cả các cách giải có thể dẫn đến đáp án, do học sinh tự tìm tòi bằng chính năng lực của mình. Phương pháp trên cho thấy mục tiêu của môn toán không phải là làm đúng đáp án mà phải biết cách tự tìm lời giải…

Hội thảo có sự tham gia của nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Olympia; Nhà giáo Christopher McDonaild, Chủ tịch Hội đồng điều hành và Giám đốc Đào tạo Trường PT Liên cấp Olimpia với kinh nghiệm hơn 25 năm quản lý giáo dục tại Hoa Kỳ; Chuyên gia tâm lý, Thạc sĩ tâm lý học Phương Hoài Nga - người có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn học đường.

Từ kinh nghiệm thực tiễn hơn 30 năm trong ngành giáo dục của mình, Cô Vũ Thị Diệu Lý đã có những trao đổi đầy tính thuyết phục với những phụ huynh học sinh. Theo cô Lý, bản chất của vấn đề không phải là 1+1 bằng mấy, mà điều quan trọng là hướng đến là sự tư duy, phát triển bản thân của con theo hướng tự chủ. Túc là tự con làm chủ những suy nghĩ của mình. Có như vậy, con mới có thể tư duy, sáng tạo và hoàn toàn tự tin nêu lên suy nghĩ của mình. Theo cô Lý, Phụ huynh không nên nóng vội bởi dạy học là một chuyến tàu, người lái tàu cần phải từ từ, kiên nhẫn…Cha mẹ không nên áp đặt 1+1 =2, tất nhiên điều này phải hiểu theo nghĩ bóng. Có nghĩa, không phải việc gì cũng áp đặt theo khuôn mẫu con phải thế này mới đúng, thế kia là sai. Như vậy con sẽ không tự tìm hiểu, không có những sáng tạo, mà học tập chính là sáng tạo những cái mà người khác đã sáng tạo.
Tiềm năng trong mỗi đứa trẻ là thiên tài, hãy để con có cơ hội tìm tòi, phát huy năng lực để con tự cảm thấy thích thú mà không cần bố mẹ thúc ép.

Cô Diệu Lý trả lời những thắc mắc của phụ huynh học sinh.

Về những môn xã hội, điển hình là môn Văn, cô Diệu Lý đã đưa ra một số ví dụ từ thực tiễn giảng dạy của mình để phụ huynh cùng đúc rút những phương pháp dạy con cho riêng mình.
Cô Lý cho rằng: Dạy Văn là để con trở thành nhà văn chứ không phải dạy con giống văn mẫu. Thực tế, học văn cần phải có cảm xúc, và cha mẹ hãy truyền, rót những cảm xúc đó vào từng sự vật, sự việc để con viết lên thành lời. 
Cảm xúc ở đây không nhất thiết phải là sự yêu quý. Nếu bắt con tả về quả cà chua, trong khi con không thích ăn loại quả đó. Học sinh có quyền viết lên lời văn về cảm xúc thật của mình, đó là những yêu, ghét, thích hay không thích…
Phụ huynh và giáo viên không nên đặt ra khuôn mẫu nhất định mà hãy để con có sự sáng tạo của riêng mình, đó là dạy cho con sự tự tin, sự sáng tạo của tư duy.
Một điều không hiếm gặp với học sinh hiện nay, đặc biệt là các em ở bậc tiểu học, đó là học sinh chưa nhận được sự “đồng cảm”. Cụ thể: Cha mẹ thường dạy con phải yêu thương người khuyết tật, phải yêu thương những người nghèo, người ăn xin,…Nhưng đó chỉ là lời nói, sự dạy dỗ định hướng của người lớn. Trẻ có thể ngay lập tức có những phản ứng lại: Người nghèo bẩn lắm, người khuyết tật trông sợ lắm,…
Chính vì vậy, cô Lý đưa ra lời khuyên: Mỗi ngày , phụ huynh muốn dạy con một điều gì, hãy cùng con “đóng vai” vào nhân vật đó để đồng cảm, để con là những người đó và hiểu được đúng bản chất của từng sự việc. Qua đó, cả cha mẹ và con cái đều hiểu nhau hơn, dễ dàng thông cảm với những quan điểm của nhau, mang tính thống nhất, sáng tạo vượt bậc.
Cô Diệu Lý nhấn mạnh: Hãy để các con tư duy, thỏa sức sáng tạo, phụ huynh không nên áp đặt những cái có sẵn mà hãy để con tự tin tìm hiểu bản chất, chắt chiu từng cơ hội được trải nghiệm.

 

Rất đông phụ huynh quan tâm đến tham dự hội thảo với mong muốn lĩnh hội 

phương pháp giúp con tư duy bản chất vấn đề.

Trường phổ thông liên cấp Olympia được thành lập năm 2010 dành cho học sinh từ khối 1 đến khối 12. Phương pháp giáo dục của trường là mang đến cho học sinh những trải nghiệm hội nhập với việc học tiếng Anh và các vấn đề toàn cầu trong khi vẫn gìn giữ các giá trị Việt bằng việc phát triển các kỹ năng cơ bản, thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời chú trọng các nguyên tắc đạo đức, nhờ đó học sinh sẽ sẵn sàng thích nghi, ứng biến và vượt mọi thử thách, tự tin trong cuộc sống. Được biết, Trường phổ thông liên cấp Olympia đã có 3 khóa học sinh lớp 12 ra trường, trong đó có 60% học sinh du học có học bổng (10% học bổng toàn phần và 50% có học bổng trên 50% tại hơn 30 trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Thảo La

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll