Bất cập khi thiếu cơ sở pháp lý để thực hành nghề công tác xã hội tại cơ sở

10/11/2013 09:34

Một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm CTXH là chức năng can thiệp- hỗ trợ. Về lý thuyết, hoạt động can thiệp là hoạt động nhằm loại bỏ tức thời nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, giảm thiểu những tổn thương về thực thể và tinh thần cho thân chủ. Sau khi can thiệp và loại bỏ được nguy cơ, hoạt động hỗ trợ sẽ nhằm cung cấp cho thân chủ những dịch vụ phù hợp nhằm ổn định, phục hồi và tạo điều kiện cho sự phát triển chức năng xã hội của thân chủ.

Bất cập khi thiếu cơ sở pháp lý để thực hành nghề công tác xã hội  tại cơ sở
Thời gian qua, để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội, bên cạnh việc thực hiện các nội dung của Đề án, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện Phát triển các hoạt động và các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm Công tác xã hội vào hoạt động từ năm 2010.

Theo ông Đặng Hữu Bình, Giám đốc Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh, với Quyết định 32, bước đầu công tác xã hội được công nhận là một nghề ở Việt Nam. Đây chính là tiền đề, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển hệ thống bộ máy tổ chức, hoàn thiện hành lang pháp lý cho nghề CTXH. Tuy nhiên, nghề CTXH ở Việt Nam hiện nay cũng đang bộc lộ những tồn tại bất cập. Theo ông Bình, trong quá trình triển khai thực hiện phát triển nghề CTXH tại tuyến tỉnh, từ góc độ thực tiễn tại cơ sở, khó khăn lớn nhất là thiếu cơ sở pháp lý khi triển khai thực hiện các hoạt động của nghề CTXH. Trên thực tế, chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Công tác xã hội.

Một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm CTXH là chức năng can thiệp- hỗ trợ. Về lý thuyết, hoạt động can thiệp là hoạt động nhằm loại bỏ tức thời nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, giảm thiểu những tổn thương về thực thể và tinh thần cho thân chủ. Sau khi can thiệp và loại bỏ được nguy cơ, hoạt động hỗ trợ sẽ nhằm cung cấp cho thân chủ những dịch vụ phù hợp nhằm ổn định, phục hồi và tạo điều kiện cho sự phát triển chức năng xã hội của thân chủ. Song, tại các trung tâm CTXH, khi thực hiện nhiệm vụ can thiệp hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp, ngoài việc tư vấn, kết nối với các cơ quan chức năng thì không thể làm gì hơn. Cán bộ CTXH không thể trực tiếp can thiệp để chấm dứt ngay tức thì hành vi bạo lực đang diễn ra ngoài lời nói. Việc kết nối với cơ quan chức năng và các đoàn thể cũng rất khó khăn và thiếu cơ sở pháp lý vì hiện nay chưa có văn bản nào quy định các cơ quan chức năng, các đoàn thể phải phối hợp với các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH để thực hiện các biện pháp hữu hiệu trong các trường hợp can thiệp, hỗ trợ khẩn cấp. Đối với hoạt động hỗ trợ, cán bộ CTXH ngoài hỗ trợ về tư vấn tâm lý, ổn định tinh thần và kết nối với các cơ quan chức năng thì cũng chưa có cơ sở pháp lý để có thể đưa ra quyết định cụ thể việc cung cấp dịch vụ nào phù hợp và có hiệu quả cho đối tượng.
Từ thực tiễn khi thực hiện can thiệp hỗ trợ, theo ý kiến của ông Bình, để CTXH thực hiện được đầy đủ chức năng nhiệm vụ và là một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh mong muốn các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành Luật về nghề Công tác xã hội, thì cũng sớm xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với các quy định cụ thể như: nội dung can thiệp-hỗ trợ, phạm vi, mức độ can thiệp-hỗ trợ đến đâu? Lấy gì để can thiệp-hỗ trợ ? Nội dung kết phối hợp là gì ? Cơ quan chức năng nào có trách nhiệm tham gia kết phối hợp trong quá trình giải quyết khi cần phối hợp.
Đăng Doanh

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll