Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội”

25/11/2020 16:09

Theo lộ trình thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 (Đề án 708), Cục Bảo trợ xã hội đã hoàn thành xây dựng cổng thông tin điện tử về bảo trợ xã hội là một hợp phần trong dự án ”Cổng thông tin điện tử tích hợp về BTXH”. Để thực hiện mục tiêu xây dựng Hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu Bảo trợ xã hội, Đề án 708 cần hoàn thành thêm dự án hợp phần là ”Xây dựng cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội”.

Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội”

1.  Sự cần thiết

Hệ thống thông tin quản lý và Cơ sở dữ liệu Bảo trợ xã hội hoàn chỉnh, hiện đại sẽ nâng cao năng lực của toàn ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, hỗ trợ thông tin cho các cấp lãnh đạo của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội một cách đầy đủ, chính xác và để kịp thời đưa ra những chính sách tốt nhất phục vụ cho nhân dân. Hệ thống được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy hệ thống thông tin hiện có, quy hoạch lại, nâng cấp, bổ sung các phần mềm hiện có để có được hệ thống thông tin tập trung, chuẩn hóa, có độ tin cậy cao, cơ sở dữ liệu đồng  bộ thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đào tạo cán bộ, nhân viên thông tin bảo trợ xã hội, cán bộ làm nghề công tác xã hội đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Thực hiện tốt nhiệm vụ của Cục Bảo trợ xã hội theo Quyết định 1296/QĐ-LĐTBXH ngày 17/8/2017, Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Do đó, trong giai đoạn tới Cục Bảo trợ xã hội- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thực hiện Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội” từ trung ương đến địa phương.

2.  Mục tiêu  

2.1 Mục tiêu chung:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách bảo trợ xã hội, hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cập nhật, xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin bảo trợ xã hội từ trung ương đến địa phương bảo đảm cung cấp thông tin về số đối tượng được hưởng trợ cấp theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, quản lý hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP, cán bộ nhân viên được đào tạo, số hộ nghèo và nhóm yếu thế trong xã hội nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho các cấp quản lý của ngành lao động - thương binh và xã hội, góp phần hiện đại hóa hệ thống bảo trợ xã hội của nước ta.

- Thống nhất về mặt nội dung, số liệu và định dạng dữ liệu giữa các cấp trong hệ thống; đảm bảo khả năng mở rộng nhằm nâng cao tính linh hoạt và mềm dẻo, đáp ứng tốt yêu cầu cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi; vận hành thông suốt, không bị các trục trặc hay sự cố kỹ thuật, có cơ chế sao lưu dữ liệu một cách an toàn để đề phòng sự cố xảy ra; có khả năng sẵn sàng cao đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và ổn định, đáp ứng  tốt yêu cầu của người dùng...

- Lưu trữ và báo cáo các chỉ tiêu thông tin về đối tượng BTXH và thông tin về cơ sở BTXH, Trung tâm CTXH trên toàn quốc đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin BTXH của các đối tượng có nhu cầu, nâng cao hiệu quả lập kế hoạch chính sách BTXH, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách được hiệu quả và sát với nhu cầu thực tế.

- Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và điều hành lĩnh vực Bảo trợ xã hội nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin về Bảo trợ xã hội để lưu trữ, quản lý, phân tích và dự báo đáp ứng nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người tàn tật, người cao tuổi, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

+ Chuẩn hóa các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra của hệ thống “Cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội”;

+ Xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ phát triển hệ thống thông tin CSDL BTXH bao gồm:

- Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách và quản lý cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội.

- Phần mềm tích hợp quản lý CSDL hộ nghèo và cận nghèo

- Phần mềm quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội

- Phần mềm quản lý nhân viên, cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghề CTXH

- Hệ thống đào tạo trực tuyến và CSDL bài giảng điện tử lĩnh vực nghề CTXH.

- Hệ thống thống kê báo cáo, phân cấp khai thác dữ liệu trong và ngoài bộ

- Hệ thống phân tích và dự báo

- Hệ thống GIS – bản đồ số thông tin lĩnh vực bảo trợ xã hội

- Hệ thống tư vấn bảo trợ xã hội

- Hệ thống việc làm- tuyển dụng lĩnh vực bảo trợ xã hội

+  Hình thành hệ thống các cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội.

+ Đào tạo, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên thu thập, cập nhật và khai thác thông tin về BTXH.

3.  Đối tượng

3.1  Các cơ quan, tổ chức tham gia

+ Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội;

+ Các Cục, Vụ, cơ quan/đơn vị thuộc Bộ có liên quan;

+ Các Sở Lao động Thương Binh - Xã hội; Phòng Lao động cấp huyện; UBND cấp xã;

+ Các Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm công tác xã hội và các tổ chức có liên quan... (Gọi tắt là cơ sở trợ giúp xã hội)

3.2  Đối tượng sử dụng:

+ Người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng thuộc diện BTXH khác.

+ Gia đình, người thân những người có nhu cầu hay đang được bảo trợ xã hội

+ Nhân viên, chuyên viên, những người làm nghề hoặc đang học nghề công tác xã hội.

+ Lãnh đạo, cán bộ, công chức của các cơ quan từ cấp Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, các Cục/Vụ/ Viện...) đến địa phương (Các Sở LĐTBXH, TTCTXH, TTBTXH), các Cơ sở dạy nghề...

+ Các đơn vị, tổ chức, các nhân có nhu cầu khai thác thông tin CSDL BTXH.

4. Quy mô đầu tư

Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội” gồm rất nhiều thành phần có mối liên hệ và gắn kết chặt chẽ với nhau: Trung tâm tích hợp dữ liệu BTXH đặt tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hệ thống phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội… do đó quá trình triển khai đầu tư xây dựng cần phải tiến hành theo từng giai đoạn, đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữa hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin, Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu về Bảo trợ xã hội” giai đoạn 2021-2024 (4 năm), các hạng mục đầu tư chính dự kiến bao gồm:

- Hỗ trợ người dân, cấp xã, phòng Lao động xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trung tâm công tác xã hội tại các địa phương, các Trung tâm bảo trợ xã hội để cập nhật, đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội, xử lý và cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội; đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, quản lý đối tượng (đối tượng bảo trợ xã hội) cho địa phương, các trung tâm Bảo trợ xã hội, các trung tâm công tác xã hội,... Bao gồm việc tăng cường năng lực nghiệp vụ, ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động lưu trữ, phân tích, phổ biến thông tin bảo trợ xã hội; đảm bảo hệ thống an toàn, bảo mật; phục vụ công tác điều hành, quản lý nhà nước của ngành lao động thương binh và xã hội.

- Cập nhật và quản lý Cơ sở dữ liệu về cơ sở trợ giúp xã hội (gồm cung cấp dịch vụ đăng ký và cấp phép hoạt động cho các cơ sở trợ giúp xã hội trực tuyến; xây dựng CSDL quản lý đối tượng tại các cơ sở TGXH; CSDL các trung tâm BTXH; CSDL trung tâm công tác xã hội; CSDL cán bộ làm CTXH; CSDL Bài giảng nghề CTXH; CSDL hộ nghèo, cận nghèo);

- Xây dựng “Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và điều hành lĩnh vực Bảo trợ xã hội” (gồm các hệ thống hỗ trợ thống kê báo cáo; phân cấp quản lý; phân tích dự báo; tư vấn về lĩnh vực bảo trợ xã hội; hệ thống việc làm tuyển dụng; hệ thống bản đề số quản lý thông tin Bảo trợ xã hội; hệ thống đào tạo trực tuyến nghề CTXH).

- Tổ chức các chương trình truyền thông và đào tạo cho các cơ quan, đơn vị, đối tượng có liên quan tham gia vào hệ thống để khai thác triệt để vai trò quản lý và lợi ích của hệ thống. Truyền thông và đào tạo gắn liền với từng thành phần phần mềm và có vai trò quan trọng trong việc mang lại thành công của dự án nói riêng và công tác Bảo trợ xã hội tại Việt Nam nói chung.

 

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll