Hiệu quả hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em Đồng Tháp

30/07/2013 04:22

Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Đồng Tháp, chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2011.

Hiệu quả hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em Đồng Tháp

Trung tâm có chức năng và nhiệm vụ: tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác về các trường hợp trẻ em (TE) cần được bảo vệ khẩn cấp như trẻ bị xâm hại tình dục, bị bạo lực,... đồng thời thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân trong cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE; tư vấn, trợ giúp các vấn đề có liên quan đến TE; tổ chức các hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ xã hội bảo vệ TE...

Sau khi đi vào hoạt động, Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em đã có nhiều hoạt động thiết thực như triển khai thực hiện tư vấn, tham vấn trực tiếp, hoặc gián tiếp qua điện thoại để cung cấp các dịch vụ, thông tin có liên quan đến TE cho người dân; phối hợp với Phòng Bảo vệ chăm sóc TE, Sở LĐTB và XH xây dựng kế hoạch can thiệp và tổ chức, thực hiện giám sát các trường hợp TE bị xâm hại, xao nhãng nghiêm trọng..., để huy động các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ các em tiếp cận các dịch vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và phục hồi tái hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; tham mưu cho Ban điều hành Hệ thống bảo vệ TE của tỉnh chỉ đạo các hoạt động trợ giúp TE vượt qua khó khăn sớm hòa nhập cộng đồng.

Để nâng cao ý thức cho cộng đồng về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TE, Trung tâm thực hiện tốt các hoạt động truyền thông như phát tờ rơi, cấp phát cẩm nan tuyên truyền về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục TE. Bên cạnh đó, qua triển khai hiệu quả hoạt động của mô hình phòng ngừa, trợ giúp TE bị xâm hại tình dục, bị bạo lực (triển khai 6 xã của hai huyện Lai Vung, Hồng Ngự); mô hình phòng ngừa, trợ giúp TE vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng (triển khai ở 4 xã, phường của huyện Châu Thành và thành phố Cao Lãnh) và 18 mô hình Điểm tư vấn cộng đồng, trường học (triển khai trên địa bàn thị xã Hồng Ngự và thành phố Cao Lãnh), Trung tâm đã trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em cho nhiều gia đình và trẻ em, góp phần hạn chế đáng kể tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ở các địa phương có triển khai mô hình.

Từ thông đường dây nóng tư vấn và qua Hệ thống Bảo vệ TE ở các địa phương, Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em đã nhận hàng trăm cuộc điện thoại của các cá nhân, tổ chức gọi đến nhờ tư vấn, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc có liên quan đến TE. Tính từ khi thành lập đến tháng 6/2013, Trung tâm đã hỗ trợ được 218/242 trường hợp TE bị bỏ rơi, lang thang, bị bạo lực, bị xâm hại tình dục,... được ổn định tâm lý. Sau can thiệp, hỗ trợ đa số trẻ đều giảm mặt cảm, tự ti và được hỗ trợ, khó khăn, hỗ trợ hồi gia, được vào cơ sở nuôi dưỡng tập trung để học văn hóa, hỗ trợ học nghề kịp thời.

Từ những hoạt động can thiệp, tư vấn hỗ trợ hiệu quả, Trung tâm đã giúp nhiều gia đình TE có niềm vui và hạnh phúc. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn giữa người lớn với trẻ trong các gia đình được Trung tâm hòa giải thành công, giúp cho cha mẹ hiểu được con em mình hơn. Nhiều bậc phụ huynh gặp bế tắc trong giáo dục trẻ chưa ngoan, thường xuyên nghỉ học, yêu sớm, bỏ nhà đi "bụi",.. sau khi được Trung tâm tư vấn, có phương pháp giáo dục con thích hợp, giúp các em thay đổi, tiến bộ.

 

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động nhưng Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em trở thành điểm tựa cho nhiều TE có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên và góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc TE.

Nguồn: Bộ lao động - thương binh và xã hội
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll