Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dự Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 2017

25/03/2017 10:19

Sáng ngày 25/3/2015, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2017 với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam - Vì hạnh phúc nhân dân”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dự Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 2017

Tham dự buổi Lễ, có ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH; ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng  Bộ Lao - TBXH; ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương như Bộ Nội Vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện các trường Đại học, cao đẳng có đào tạo ngành công tác xã hội (CTXH), các Trung tâm CTXH, các tổ chức đoàn, tổ chức quốc tế và  đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong ngành CTXH.

Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại lễ kỷ niệm
 
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chọn Ngày CTXH Việt Nam ( Ngày 25/3 hàng năm), các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, trung tâm CTXH  đã đồng loạt tổ chức kỷ niệm Ngày CTXH Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, đồng thời triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Hiến máu nhân đạo; vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng chung tay trợ giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các diễn đàn chia sẻ, trao đổi, nâng cao kiến thức, kỹ năng và học hỏi về hoạt động nghề CTXH chuyên nghiệp; tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề CTXH nhằm ghi nhận vai trò, đóng góp và biểu dương những người làm CTXH trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, đồng thời phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cũng cho biết: Để trợ giúp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống, Đảng Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH  giai đoạn 2010-2020. Đến nay, sau hơn 6 năm triển khai Đề án đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Về khuôn khổ pháp lý về phát triển nghề CTXH, các Bộ, ngành và  Ủy ban của Quốc hội đã nghiên cứu, rà soát, làm rõ vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và cộng tác viên CTXH. Trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Luật, Bộ luật liên quan đến phát triển nghề CTXH như: Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em, Luật Con nuôi, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới. Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan cũng đã chủ động xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH; tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội; tiêu chuẩn cộng tác viên CTXH cấp xã; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm CTXH; quy định về chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức CTXH; phụ cấp ưu đãi đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội; Hình thành hệ thống dịch vụ CTXH và đội ngũ cộng tác viên và nhân viên CTXH. Tính đến nay, cả nước đã hình thành, phát triển được trên 500 cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó có 40 Trung tâm công tác xã hội chuyên sâu; các tỉnh, thành phố đã hình thành, phát triển mạng lưới khoảng 300.000 người làm CTXH ở các Hội, đoàn thể các cấp và cộng tác viên CTXH, góp phần trợ giúp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.
Trong công tác đào tạo, hiện nay, cả nước có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành CTXH (năm 2010 chỉ có 1-2 cơ sở), thu hút được nhiều học sinh theo học. Trong đó có 05 trường đã tiến hành đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành CTXH. Đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm, các cơ sở này đào tạo ngành  CTXH hệ cử nhân cho khoảng 3.500 chỉ tiêu;  hệ vừa làm, vừa học khoảng 3.000 chỉ tiêu/năm; hỗ trợ các tỉnh, thành phố bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 10.000 cán bộ, nhân viên CTXH. Cùng với đó, công tác truyền thông đã được chú trọng thông qua việc đăng tải hàng nghìn tin, bài, phim, tài liệu tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về nghề CTXH.

Trên cơ sở những kết quả đạt được,Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đề nghị trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển nghề  CTXH, trong đó nghiên cứu hoàn thiện chính sách, cơ chế xã hội hóa; tạo lập môi trường pháp lý huy động cơ sở ngoài công lập trong hoạt động trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tiến tới xây dựng Luật Công tác xã hội. Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH, trong đó tập trung phát triển các dịch vụ CTXH đối với trẻ em, người khuyết tật, người già, cá nhân, cộng đồng có vấn đề xã hội. Hoàn thiện chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo CTXH theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ, nhân viên CTXH.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nghề CTXH, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế phát triển nghề CTXH.

.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư trường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát biểu.

Bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em của UNICEF phát biểu.

Cũng tại buổi Lễ, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian qua, Đoàn Thanh niên là một trong những đơn vị đi đầu trong việc tham gia các hoạt động CTXH như: hỗ trợ thanh thiếu niên, xây dựng nhà tình nguyện, tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới, tiếp sức đến trường, nhà bán trú dân nuôi, thành lập câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, tổ chức các giải thưởng tôn vinh những thanh, thiếu niên vượt khó... Để thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển nghề CTXH, trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên sẽ chỉ đạo các cấp bộ đoàn tăng cường công tác tuyên truyền về phát triển nghề CTXH; nâng cao chất lượng hoạt động tình nguyện, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong việc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...
Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH Đào Ngọc Dung trao tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong CTXH

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm trao tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tich xuất sắc trong CTXH

Trong khuôn khổ buổi Lễ kỷ niệm, Ban Tổ chức đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH cho 19 tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, ngành, địa phương đã có thành tích xuất sắc trong CTXH.

 

Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Văn Hồi trao Cờ tổ chức luân lưu Ngày CTXH lần thứ Hai năm 2018 cho Trường Đại học Khoa học Huế

Đồng thời, dưới sự chứng kiến của đại diện các Bộ, ban, ngành, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - TBXH) Nguyễn Văn Hồi đã trao Cờ tổ chức luân lưu ngày CTXH Việt Nam lần thứ Hai năm 2018 cho Trường Đại học Khoa học Huế./.

 

 


 





;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll