Góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc

17/12/2015 02:18

Ngày 14/12/2015, tại TPHCM, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc, thu hút các đại biểu đến từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động và doanh nghiệp của một số tỉnh, thành phía Nam.

Góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tại Hội thảo, bà Trần Thị Thúy Nga – Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết: Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 và căn cứ một số Nghị định, trong đó có Nghị định số 115/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động nắm rõ và vận dụng thực hiện đúng nội dung của Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Với những nội dung quan trọng được đề cập ở Thông tư, các đại biểu tham gia thảo luận, trao đổi sôi nổi nhiều ý kiến xung quanh nhiều vấn đề. Đặc biệt, các ý kiến tập trung góp ý và bổ sung một số nội dung chưa có trong Dự thảo; nêu các vướng mắc về trường hợp cụ thể để cân nhắc có nên đưa vào Dự thảo.
Bàn về nội dung quy định chung của Chương 1, các đại biểu tán thành các nội dung, trong đó về đối tượng áp dụng đối với đối tượng được cho nghỉ việc không lương để đi học ở nước ngoài có đưa vào áp dụng BHXH bắt buộc hay không thì phần đông thừa nhận không cần vì dựa trên nguyên tắc có đóng có hưởng. Nên chăng là ưu tiên cho đối tượng đó tự nguyện được đóng tham gia BHXH trong thời gian nghỉ đi học để tiếp nối thời gian tham gia BHXH nếu có nhu cầu.
 
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo
 
Đi sâu thảo luận các nội dung của Chương 2 về các chế độ BHXH bắt buộc, các đại biểu tranh luận về hàng loạt ví dụ các trường hợp được đưa ra theo từng điều khoản. Cụ thể như: ở Điều 4 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau có trường hợp ông D là công nhân may làm việc cho công ty nước ngoài, chế độ làm việc theo ca. Ông D được bố trí ngày nghỉ hàng tuần theo tuần từ 4/1/2016 đến ngày 10/1/2016 vào ngày thứ tư ngày 6/1/2016, tuần từ ngày 11/1/2016 đến ngày 17/1/2016 vào ngày thứ 6 ngày 15/1/2016.  Nhưng vì bệnh, ông D nghỉ ốm từ ngày 7/1/2016  đến ngày 17/1/2016. Vậy, cách tính hưởng chế độ ốm đau cho ông D là 10 ngày, từ ngày 7/1/2016 đến ngày 17/1/2016, trừ 1 ngày hàng tuần là ngày thứ 6 ngày 15/1/2016.
Với ví dụ về trường hợp bà A có thời gian làm việc trong điều kiện bình thường từ tháng 1/2005 đến tháng 2/2016, từ tháng 3/2016 bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc và đến ngày 25/3/2016 bị ốm và nghỉ việc. Trường hợp này, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ của bà A là 40 ngày.
Từ những  vướng mắc cụ thể, một số đại biểu của BHXH quận 8, Bình Thạnh (TPHCM)  cũng  góp ý, chính sách BHXH bắt buộc cần dựa trên tính nhân văn đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng để tránh trục lợi từ một số kẽ hở thì Dự thảo nên cân nhắc, bổ sung chặt chẽ câu từ, đặc biệt trong Dự thảo Thông tư cần thiết có ví dụ trường hợp để có cách vận dụng đúng nguyên tắc cách tính đúng, đủ mức hưởng, điều kiện hưởng chế độ cho người lao động.
Tham gia thảo luận cùng đại biểu, ông Nguyễn Duy Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội cũng khẳng định: Dự thảo Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm bắt buộc vừa hướng dẫn thi hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP nên trong từng điều khoản, chương cụ thể sẽ có nhiều vấn đề cần bàn thảo.
Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, ban soạn Thông tư sẽ tiếp tục xem xét, hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư hoàn thiện để sớm ban hành. Dự thảo Thông tư bao gồm 5 chương, 38 điều. Đồng thời, có các phần phụ lục ban hành kèm Thông tư như: công việc khai thác than trong hầm lò và các mẫu đơn. 
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll