Nghề “cúi xuống” nỗi đau

30/09/2019 17:41

Kỳ 2: “Cúi xuống” nỗi đau (LĐXH)- Trong số các tỉnh miền núi phía Bắc thường hay xảy ra những thảm họa thiên tai, Điện Biên là tỉnh có nhiều rủi ro, ở nhiều loại hình, tần suất và độ khốc liệt (trừ thiên tai sóng thần do Điện Biên không gần biển). Đơn cử như mùa lũ mới đây nhất (2019), trên địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ... mưa lũ làm ảnh hưởng nghiêm trọng các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, công sở, trường học, nhà ở dân cư... Đau lòng nhất là một số người dân bị lũ cuốn trôi, nhiều ngày sau mới tìm thấy xác...

Nghề “cúi xuống” nỗi đau
Nỗi đau từ huyện nghèo
Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách đây hơn 2 năm, ngày 8/6/2016, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn huyện vùng sâu Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên, làm nơi tổ chức “Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế phòng chống sa mạc hóa và hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Ngày đa dạng sinh học”. Phát biểu tại buổi lễ, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết: Ở Việt Nam hiện có khoảng 7,6 triệu hecta đất chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa. Riêng tỉnh Điện Biên cũng có tới 68 nghìn hecta nằm trong diện bị đe dọa. Những thập niên qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển rừng (chương trình 327, chương trình 661, chương trình 57...), bảo vệ đất, nhiều chính sách an sinh xã hội cho những vùng khó khăn, trong đó có Điện Biên. Cũng tại buổi mít tinh, phát biểu của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, thừa nhận: Tỉnh Điện Biên hiện có tỷ lệ che phủ rừng thấp nhất nước (38,5%), Điện Biên Đông lại là huyện có tỷ lệ che phủ rừng thấp nhất tỉnh (27,5%). Đây là lý do chính để Điện Biên Đông được chọn làm nơi tổ chức “Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế phòng chống sa mạc hóa và hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Ngày đa dạng sinh học”.
Trở lại những thông tin về mùa lũ 2019 như đã nêu ở phần đầu bài viết. Đêm mùng 2 rạng sáng ngày 3/6/2019, mưa lớn kéo dài tại xã Sa Dung (huyện Điện Biên Đông) và một trận lũ quét bất ngờ xảy ra tại bản Nà Sản B, cuốn trôi 4 người, trong đó 2 người được cứu thoát là anh Lầu A Thái và con gái Lầu A Cải (9 tuổi). Hai nạn nhân còn lại là chị Thào Thị Mo và con gái là cháu Lầu Thị May (2 tuổi) bị nước lũ cuốn mất tích. Chị Thào Thị Mo là vợ của anh Lầu A Thái và điều đau lòng hơn là khi đó chị Mo đang mang trong bụng cái thai 6 tháng. UBND huyện Điện Biên Đông đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ công an, bộ đội cùng đoàn viên thanh niên tham gia tìm kiếm thi thể các nạn nhân.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và đoàn công tác của Bộ trao quà, tặng tiền hỗ trợ người dân vùng lũ tỉnh Hà Tĩnh

Cũng trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, sau đó chưa đầy 2 tháng, chiều 3/8/2019, cháu Lò Văn Thuận (5 tuổi) và cháu Lò Văn Nghị (9 tuổi), cùng ở bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, bị lũ ống cuốn trôi. Nhiều ngày sau thi thể của cháu Lò Văn Thuận mới được tìm thấy trong trạng thái rất thương tâm. Cùng thời gian này, tại huyện biên giới Nậm Pồ (nơi từng “nổi tiếng” bởi hình ảnh trẻ em chui vào túi nilon để người lớn kéo qua suối trên đường đi học), do ảnh hưởng của những trận mưa lớn kéo dài, nước trên một số sông, suối dâng cao cuốn trôi công trình ngầm Nà Khoa bắc qua suối Nậm Pồ. Giao thông từ trung tâm huyện Nậm Pồ đến các xã: Nà Khoa, Nậm Nhừ, Na Cô Sa... bị gián đoạn, khiến các xã này bị cô lập trong nhiều ngày, đời sống nhân đã khó khăn càng khó khăn hơn.
Những người dễ bị tổn thương

Một kiểu qua suối thường thấy trên vùng cao Tây Bắc

Điện Biên nói riêng và các tỉnh, thành phố trong nước nói chung, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương rất cần được cung cấp các dịch vụ CTXH. Hậu quả của biến đổi khí hậu như thiên tai, bão lụt, hạn hán, ngập mặn, nước biển dâng cao... nhiều khả năng dẫn đến mất mùa, mất việc làm, tức mất đi nguồn thu nhập (với nhiều gia đình, thậm chí, là nguồn thu nhập duy nhất) và hiển nhiên sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói, làm gia tăng nhu cầu trợ giúp xã hội. Hơn nữa, cũng từ thất nghiệp, nghèo đói mà sinh ra trộm cướp, lừa đảo và như vậy, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục là thách thức làm cản trở, kìm hãm quá trình phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam mà trước hết, với vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có những tộc người nằm trong nhóm dân số dưới 10.000 người cần được bảo tồn theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trước nguy cơ đồng hóa, diệt vong.
Điện Biên nói riêng và các tỉnh, thành phố trong nước nói chung, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương rất cần được cung cấp các dịch vụ CTXH. Hậu quả của biến đổi khí hậu như thiên tai, bão lụt, hạn hán, ngập mặn, nước biển dâng cao... nhiều khả năng dẫn đến mất mùa, mất việc làm, tức mất đi nguồn thu nhập (với nhiều gia đình, thậm chí, là nguồn thu nhập duy nhất) và hiển nhiên sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói, làm gia tăng nhu cầu trợ giúp xã hội. Hơn nữa, cũng từ thất nghiệp, nghèo đói mà sinh ra trộm cướp, lừa đảo và như vậy, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục là thách thức làm cản trở, kìm hãm quá trình phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam mà trước hết, với vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có những tộc người nằm trong nhóm dân số dưới 10.000 người cần được bảo tồn theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trước nguy cơ đồng hóa, diệt vong.

Đoàn công tác của Bộ Lao động - TBXH kiểm tra vùng lũ An Giang để lên phương án hỗ trợ đột xuất
Theo T.S Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động – TBXH), cho rằng: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm đối tượng hưởng các chính sách trợ giúp sẽ chịu các tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, do đây là các nhóm yếu thế trong xã hội, những người dễ bị tổn thương, gặp rủi ro trong thiên tai. Họ có thể là những gia đình nghèo, neo đơn, khó khăn về điều kiện kinh tế, hoặc là những người tàn tật, người già không nơi nương tựa, người bị bệnh tâm thần, người bị bệnh xã hội hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (bố mẹ ly hôn, bố hoặc mẹ mất tích, đi tù)... Bản thân những đối tượng trợ giúp xã hội thường có năng lực phòng ngừa thấp hơn những người khác, do điều kiện kinh tế và do năng lực cá nhân. Bản năng tự vệ và khả năng khắc phục các hậu quả thiên tai của họ cũng vì thế mà không được như mong muốn.
“Thông điệp” từ một hội thảo
Mới đây, tại Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu” (ngày 12 - 13/9/2019 tại Hải Dương), phát biểu khai mạc của bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH, nêu rõ: Biến đổi khí hậu đang là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm bởi nó đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu và cũng đang trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Năm 2019, dự báo tình hình thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khốc liệt hơn 2018 với các đợt nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc; mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và của ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; hạn hán ở Nam Trung Bộ... Gần như 100% các trường tiểu học, THCS ở Hà Tĩnh năm nay không khai giải được đúng ngày do bị mưa lớn. Mới đây Thái Nguyên cũng bị trận mưa lớn gây gập lụt ngay tại thành phố. Thiên tai cũng định hình, ảnh hưởng đến cả văn hóa, cách sống của người dân như ở vùng miền Trung. Vấn đề thông tin về thiên tai là vô cùng quan trọng với bà con, đặc biệt từ nguồn thông tin báo chí ở cả dạng báo nói, báo in, báo hình, báo điện tử.

Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu” do Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Bảo trợ Xã hội tổ chức
"Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đang được cộng đồng ASEAN quan tâm, mong muốn thúc đẩy trong các thành tố quan trọng của ASEAN về thúc đẩy khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hoạt động CTXH thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay vẫn còn nhiều thách thức" – Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, chia sẻ.
Theo quan điểm của ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội: Việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của CTXH thích ứng với biến đổi khí hậu là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Bộ Lao động - TBXH, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ CTXH cũng đang tích cực hỗ trợ người dân ứng phó với biến đổi khí hậu, kết hợp với các cơ quan báo chí. Chúng tôi xác định việc thông tin đi trước, với sự tham gia của cơ quan báo chí rất quan trọng, góp phần xử lý kịp thời, hỗ trợ người dân chủ động, tích cực ứng phó kịp thời, hỗ trợ người dân sống chung với lũ, phản ứng nhanh với sạt lở, lũ lụt.
Thay lời kết
Tại Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu”, T.S Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội, cho biết: Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng công tác truyền thông về CTXH nói chung, truyền thông về nghề CTXH thích ứng với biến đổi khí hậu nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại. Việc phối hợp giữa các cơ quản quản lý Nhà nước, chính quyền các địa phương, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH với các cơ quan báo chí cũng còn có những hạn chế nhất định. Đến nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ công chúng chưa nhận thức đầy đủ về nghề CTXH với thảm họa thiên tai - Đó là một nghề đòi hỏi sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và chân thành; như người ta vẫn nói là “cúi xuống nỗi đau đồng loại” mà an ủi, với mong muốn làm vơi đi những thương đau.
Các nhà hảo tâm "tăng bo" mang quà hỗ trợ người dân vùng lũ quét ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa)
Cần phải nói rằng trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc tuyên truyền về nghề CTXH vẫn còn mờ nhạt, chưa có nhiều tác phẩm sâu sắc, ấn tượng và chưa có nhiều công trình nghiên cứu tạo được dấu ấn, tác động mạnh tới trách nhiệm của các cơ quan hoạch định chính sách. Số lượng, chất lượng và tính chất các sản phẩm truyền thông còn hạn chế, làm cho một bộ phận công chúng trong xã hội nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của vấn đề này. Chưa có nhiều tác phẩm báo chí phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện, nội dung có thể đánh thức lương tri của người đọc, của các nhà hảo tâm và của cộng đồng sau những thảm họa thiên nhiên...

Mọi thông tin phản ánh, kiến nghị của quý độc giả xin vui lòng gọi số: 0904140983 hoặc email: banphapluatkdpl@gmail.com

Theo Ngày Nay

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll