Hơn 100.000 người là nạn nhân của bom, mìn, vật nổ

28/12/2016 15:06

Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thông tin về công tác khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam, nhân kỷ niệm Ngày thế giới phòng, chống bom mìn (4/4) do Bộ LĐ – TB&XH tổ chức ngày 31/3.

Hơn 100.000 người là nạn nhân của bom, mìn, vật nổ

Còn khoảng 800.000 tấn bom, đạn sót lại sau chiến tranh

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lưu Hồng Sơn, Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh là hiểm họa hàng ngày đối với người dân, là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đất đai và con người bị ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, vật nổ. Chỉ tính riêng số bom mìn, vật nổ từ năm 1945 đến 1975 do quân đội đối phương sử dụng ở Việt Nam đã lên tới trên 15 triệu tấn, nhiều gấp 4 lần so với Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Hơn 100.000 người là nạn nhân của bom, mìn, vật nổ - Ảnh 1

                 Ông Lưu Hồng Sơn phát biểu tại họp báo

Theo ước tính, ở nước ta, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800 nghìn tấn; trên 20% diện tích đất đai toàn quốc bị ô nhiễm bom mìn; hơn 100 nghìn người chết và bị thương từ sau cuộc chiến tranh. Phần lớn nạn nhân của bom mìn đều là lao động chính trong gia đình hoặc lứa tuổi tương lai của đất nước. Hậu quả do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ảnh hưởng rất lớn đến con người, đời sống xã hội, nền sản xuất nông nghiệp và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Nhằm đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (gọi tắt là Chương trình 504) với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu, tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội…

Nhờ sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế, công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam đã tổ chức dò tìm, thu gom, xử lý hàng trăm triệu tấn bom mìn, giải phóng hàng trăn ngàn ha đất, tạo môi trường an toàn cho nhân dân, giảm thiểu tai nạn do bom mìn, vật nổ.

Cùng với đó, việc hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng đã được Bộ LĐ-TB&XH, các địa phương và một số tổ chức phi chính phủ thực hiện một cách hiệu quả. Việc tái định cư cũng được Chính phủ quan tâm bằng những chương trình, dự án cụ thể tại các địa phương…

 

Hơn 100.000 người là nạn nhân của bom, mìn, vật nổ - Ảnh 2

 

Việt Nam cần 10 tỷ USD để dọn sạch bom, mìn trong vòng 100 năm

Tuy nhiên theo ông  Lưu Hồng Sơn, để làm sạch hết bom mìn con sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam, ước tính cần kinh phí trên 10 tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.

Đại tá Nghiêm Đình Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam cho biết, kết quả dự án “Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên phạm vi toàn quốc”, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đều bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh. Tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,8 triệu ha chiếm khoảng 20,7% tổng diện tích cả nước. Số bom, mìn vật, nổ chưa nổ hiện còn nằm rải rác trên hầu hết các tỉnh/thành phố trong cả nước nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung.

 

Hơn 100.000 người là nạn nhân của bom, mìn, vật nổ - Ảnh 3

 

Đại tá Nghiêm Đình Thiện cho hay, ngay khi chiến tranh kết thúc, Nhà nước ta đã tổ chức các chiến dịch rà phá bom mìn (RPBM) giải phóng đất đai đưa dân về sinh sống. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên hầu hết mới chỉ giải quyết các loại BMVN ở độ sâu đến 0,3m, và hạn chế ở các vùng đất canh tác hoặc xây dựng nhà cửa, công trình cụ thể, còn các loại bom, đạn nằm sâu trong lòng đất và ở những vùng khác vẫn chưa được dọn sạch.

Còn từ năm 1999 đến nay, nhờ đầu tư trang bị, lực lượng nên việc RPBM được tiến hành triệt để, xử lý hết bom, mìn, vật nổ đến độ sâu 5 mét tính từ mặt đất tự nhiên, tập trung rà phá bom mìn ở các công trình trọng điểm của Nhà nước, các công trình phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội và khối lượng diện tích rà phá bom mìn hàng năm được tăng lên đáng kể. Chi phí cho thực hiện công tác RPBM chủ yếu từ nguồn ngân sách của Nhà nước, kết hợp với nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. “Tuy nhiên với tổng diện tích ô nhiễm lớn như vậy, phải mất khoảng thời gian nhiều thập kỷ nữa, với kinh phí hàng trăm nghìn tỷ đồng mới có thể khắc phục cơ bản ô nhiễm BMVN sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam” – ông Thiện nhấn mạnh.

Nói về công tác khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh trong thời gian tới, ông Thiện cho biết, giai đoạn 2016-2010, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Dự án rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn và Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” bằng nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua quỹ liên kết ASEAN – Nhật Bản. Dự kiến đến tháng 7 năm 2017 dự án sẽ hoàn thành. Triển khai xây dựng các đề cương dự án rà phá bom mìn, vận động tài trợ từ các nước, các tổ chức quốc tế, ưu tiên vận động tài trợ ODA từ chính phủ các nước Nhật Bản,  Mỹ, Hàn Quốc, Ba Lan, Úc... Tham gia xây dựng và triển khai các dự án tuyên truyền giáo dục nguy cơ bom mìn, các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn để huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. 

Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, giai đoạn 2016 – 2020 về công tác trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng sẽ tập trung hỗ trợ cải thiện cuộc sống của nạn nhân, ổn định và tự vươn lên trong cuộc sống; phát triển các dịch vụ phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội đối với nạn nhân bom mìn.

Vừa qua, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam  và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động định hướng trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2016 – 2020 và thí điểm đợt tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn tại Bình Định. Mục đích chương trình nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân về phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh và cách xử lý khi gặp phải.

N.Síu /Lao động và Xã hội

;

kartal escortgebze escort

Scroll