Nâng cao chất lượng truyền thông trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

02/12/2015 02:46

Ngày 27/11/2015, tại Hải Phòng, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TBXH) tổ chức Hội thảo "Nâng cao chất lượng truyền thông trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020". Tham dự Hội thảo có ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; ông Đỗ Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng cùng đại diện cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Nâng cao chất lượng truyền thông trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Theo báo cáo, sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh ở tất cả các địa phương. Năm 2014, cả nước tỷ lệ hộ nghèo còn 5,97%, cuối năm 2015 ước còn khoảng dưới 5%. Đối với các xã nghèo thuộc diện 30a, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 28%. Như vậy, sau 5 năm thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia, Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra và được thế giới đánh giá là 1 trong 6 quốc gia hoàn thành mục tiêu trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo.


Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình thực hiện như giảm nghèo chưa đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn cao; giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo ở một số nơi còn cao; chính sách còn chồng chéo, nguồn lực còn đầu tư dàn trải… “Hiện nay, khu vực rốn nghèo vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tôc thiểu số. Nếu nhìn tốc độ giảm nghèo trong 5 năm thì đây lại là vùng có tốc độ giảm nhanh nhất, mỗi năm khoảng 10%. Song do khoảng cách nghèo quá lớn so với các vùng khác nên những vùng này vẫn còn khoảng 40 - 50% hộ nghèo. Cá biệt có 1 huyện nghèo còn trên 60%, 7 huyện nghèo từ 50 - 60%...” - ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo cho biết.
Chính vì vậy, Quốc hội đã có nghị quyết về hai Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới gia (giảm từ 16 Chương trình xuống còn 2 Chương trình mục tiêu) để dành nguồn lực đầu tư tập trung, đảm bảo giảm nghèo bền vững, đạt mức tỷ lệ nghèo cả nước bình quân giảm từ 1 đến 1,5%/năm, riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Tại Hội thảo, ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo trình bày “Định hướng giảm nghèo bền vững” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/2015. Theo đó, định hướng 2016 - 2020, thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo. Mục tiêu cụ thể góp phần giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm; riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Chương trình thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản điều kiện khó khăn. Kinh phí thực hiện chương trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tối thiểu là 46.161 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 41.449 tỷ đồng, còn 4.712 từ nguồn ngân sách địa phương.
Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2016 - 2020 được Chính phủ phê duyệt, chính sách về thu nhập sẽ là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Với mức thu nhập này, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ vào khoảng 12% và tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6%. 
Trong Hội thảo, đại diện Văn phòng giảm nghèo Quốc gia và phóng viên các cơ quan báo chí đã trao đổi thẳng thắn và cụ thể về các vấn đề thực trạng cũng như định hướng về giảm nghèo giai đoạn tới, đồng thời nhất trí đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Theo đó, truyền thông có vai trò to lớn trong việc đưa thông tin giảm nghèo của Chính phủ tới người dân. Báo chí sẽ chủ động cung cấp thông tin theo các chủ đề phù hợp với các thời điểm cho người dân nắm được. Trong đó, kịp thời thông tin về cách làm, mô hình hay trong công tác tổ chức, thực hiện giảm nghèo, đồng thời phát hiện các sai phạm, phê phán biểu hiện gian dối, ỷ lại của người dân không muốn thoát nghèo...
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll