Hải Phòng: Những khó khăn trong việc phát triển nghề công tác xã hội

02/12/2015 02:23

Thành phố Hải Phòng là thành phố Cảng, một trung tâm kinh tế thương mại công nghiệp của khu vực phía Bắc, là đô thị loại I cấp quốc gia, một đầu mối giao thông quan trọng và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc Hải Phòng có 7 quận, 8 huyện với diện tích 1.522 km2, dân số khoảng 1,95 triệu người.

Hải Phòng: Những khó khăn trong việc phát triển nghề công tác xã hội

 Giai đoạn 2010-2015, kinh tế thành phố ổn định và tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá, ước tăng bình quân 8,67%/năm. GDP năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.857 USD/người, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2015. Tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 90,3% năm 2011 lên 92,8% năm 2015 (trong đó dịch vụ tăng từ 53,4% lên 55%).
 
Cùng với những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ có bước chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được tăng cường và đảm bảo; đời sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo được tăng cường và giữ vững.

Dạy nghề, hướng nghiệp cho các trẻ em được nuôi dưỡng tại Làng Nuôi dạy trẻ Hoa Phượng Hải Phòng
Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 tại Hải Phòng do đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban cùng với các Sở, ban, ngành thành viên tham gia Ban chỉ đạo Đề án. Đồng thời, cũng ban hành Kế hoạch số 1142/KH-UBND ngày 15/3/2011 về triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 trên địa bàn thành phố.
Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch số 1142/KH-UBND ngày 15/3/2011, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nghề công tác xã hội nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng và các hoạt động phát triển nghề công tác xã hội của thành phố.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối kết hợp với Trường Đại học Lao động Xã hội, các quận, huyện trên địa bàn thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản, nghiệp vụ chuyên môn đặc thù cho cán bộ làm công tác xã hội các cấp nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên nghề công tác xã hội của thành phố đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, góp phần tích cực xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến trên địa bàn. Trong 3 năm (2012 – 2014), Sở đã tổ chức bồi dưỡng, đào tạo tập huấn cho 1.519 cán bộ công chức, nhân viên công tác xã hội.
Tháng 04 năm 2012, thành phố đã ban hành Quyết định số 501/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Công tác xã hội trẻ em của thành phố với nhiệm vụ chính là cung cấp và kết nối dịch vụ xã hội bảo vệ trẻ em, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực, tăng cường khả năng bảo vệ trẻ em của gia định, cộng đồng và một số nội dung nhiệm vụ của Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Đề án 32 tại Hải Phòng cũng gặp một số khó khăn nhất định như:  
Thứ nhất là, nghề công tác xã hội là một nghề mới, nhận thức của một số cấp, ngành và người dân còn chưa hiểu nhiều về ngành công tác xã hội, người làm công tác xã hội.
Cán bộ địa phương kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên việc bố trí cán bộ thực hiện công tác xã hội còn khó khăn. Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, nhất là ở cấp xã còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa ổn định. Đội ngũ cộng tác viên cấp cơ sở chưa được bố trí để thực hiện công tác xã hội. Thêm nữa, do tình hình kinh tế hiện nay còn khó khăn nên kinh phí bố trí cho việc thực hiện Đề án 32 còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế để phát triển. Thành phố Hải Phòng mới chỉ có 01 Trung tâm Công tác xã hội trẻ em dành cho đối tượng trẻ  em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội của thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, mạng lưới tổ chức dịch vụ công tác xã hội chưa hoàn thiện; các hoạt động mang nặng tính quản lý  Nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt…
Thứ hai là, cơ sở pháp lý hướng dẫn thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn:
Theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, nội dung nêu rõ thành lập Trung tâm Công tác xã hội ở cấp quận, huyện. Hệ thống mạng lưới nhân viên công tác xã hội ở cấp xã, phường chưa được thiết lập cả về nhân sự và tổ chức; phần lớn do đội ngũ cán bộ văn hóa- xã hội cấp xã, cán bộ trong các tổ chức hội đoàn thể, cộng tác viên dân số kiêm nhiệm. Số lượng cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội ở các quận, huyện hiện nay chưa phù hợp và tương xứng với nhiệm vụ được giao. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành ngày càng được tăng cường, đối tượng quản lý được mở rộng nhưng lực lượng cán bộ thì mỏng. Trong khi đó, thực tế ở các tỉnh, thành phố, việc thành lập tổ chức bộ máy, bố trí  biên chế cho một đơn vị mới là hết sức khó khăn. Vì vậy, việc giao nhiệm vụ và thành lập Trung tâm Công tác xã hội ở cấp quận, huyện là chưa phù hợp với thực tiễn.
Hiện nay, thành phố Hải Phòng chưa thành lập Trung tâm Công tác xã hội cấp quận, huyện mà đang đề nghị thành lập Trung tâm Công tác xã hội cấp thành phố trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Công tác xã hội trẻ  em thành phố. Để tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội tới người dân, cộng đồng được kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi thì cần thiết phải hình thành các văn phòng công tác xã hội cấp quận, huyện và sử dụng biên chế chuyên trách.
Thứ ba là, công tác tư vấn, kết nối, cung cấp dịch vụ công, gắn kết cộng đồng với hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội của Trung tâm Công tác xã hội trẻ em hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa thực hiện được đến các đối tượng yếu thế khác ngoài trẻ em; năng lực, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác dịch vụ xã hội còn hạn chế. Việc đầu tư nguồn lực thành lập Trung tâm Công tác xã hội còn khó khăn. Thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố tự cân đối ngân sách, việc hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất, đầu tư nguồn lực xây dựng mới trụ sở Trung tâm Công tác xã hội còn hạn chế. Bởi vậy, chỉ tận dụng cơ sở vật chất sẵn có trong ngành Lao động –Thương binh và Xã hội để làm trụ sở làm việc. Bên cạnh đó, việc đề xuất bố trí biên chế đảm bảo đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ hết sức khó khăn vì nguồn biên chế hạn hẹp và bị hạn chế bởi chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế.
Để dịch vụ công tác xã hội đi vào cuộc sống và cụ thể hoá Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, tiến tới phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020, thành phố Hải Phòng đề xuất một số ý kiến như sau:
- Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chính phủ  ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý đầy đủ trong quá trình triển khai nghề công tác xã hội, tạo điều kiện thuận lợi và chế độ đãi ngộ phù hợp cũng như quyền lợi cho nhân viên công tác xã hội, có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai hệ thống nhân viên công tác xã hội tại cấp xã theo Đề án 32 với mô hình: đào tạo cộng tác viên công tác xã hội, ký hợp đồng với cộng tác viên, thanh toán chế độ thù lao theo định mức khoán hoàn thành 1 hồ sơ cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân. Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ công tác xã hội, gắn hoạt động của công tác xã hội với việc thực hiện các Đề án, các chương trình hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần sự trợ giúp.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí cho các địa phương triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển nghề công tác xã hội trong giai đoạn kinh tế cả nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nghiệp vụ công tác xã hội cho các cán bộ quản lý và nhân viên công tác xã hội các tỉnh, thành phố.
- Ngân sách Trung ương đầu tư, hỗ trợ kinh phí sửa chữa nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị để Trung tâm Công tác xã hội đảm bảo điều kiện cơ bản triển khai thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội.
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll