Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời phỏng vấn Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa bỏ đói nghèo

18/10/2015 04:01

Nhân kỷ niệm 28 năm Ngày Quốc tế xóa bỏ đói nghèo (17/10/1987 – 17/10/2015), Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền có buổi trả lời phỏng vấn trong Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời phỏng vấn Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa bỏ đói nghèo

PVMới đây, Ngân hàng Thế giới nâng ngưỡng nghèo quốc tế lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây từ mức 1,25 đô la Mỹ/ngày lên 1,9 đô la Mỹ/ngày. Điều này có ảnh hưởng gì đến chuẩn nghèo và chính sách giảm nghèo của Việt Nam không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải ChuyềnTrước hết, cần lưu ý rằng ngưỡng nghèo quốc tế trước đây là 1,25 đô la Mỹ/ngày và nay nâng lên 1,9 đô la Mỹ/ngày do Ngân hàng Thế giới công bố là ngưỡng nghèo được đo bằng đồng đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương để có thể so sánh quốc tế (giữa các quốc gia với nhau).
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê thì 1 đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương hiện bằng 14.800 đồng tiền Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn nghèo chính sách về thu nhập áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 với mức:
- Ở khu vực thành thị là 1 triệu đồng/người/tháng. Mức này tính theo ngày sẽ là 32 nghìn 876 đồng/người/ngày, qui đổi thành đồng đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương thì bằng 2,2 đô la Mỹ/người/ngày, cao hơn ngưỡng nghèo quốc tế 1,9 đô la Mỹ/ngày của Ngân hàng Thế giới.
 - Ở khu vực nông thôn là 800 nghìn đồng/người/tháng. Mức này tính theo ngày sẽ là 26 nghìn 301 đồng/người/ngày, qui đổi thành đồng đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương thì bằng 1,8 đô la Mỹ/người/ngày, xấp xỉ bằng ngưỡng nghèo quốc tế 1,9 đô la Mỹ/ngày của Ngân hàng Thế giới
Do vậy, về cơ bản thì việc Ngân hàng Thế giới nâng ngưỡng nghèo quốc tế từ 1,25 đô la Mỹ/ngày lên 1,9 đô la Mỹ/ngày không ảnh hưởng đến chuẩn nghèo và chính sách giảm nghèo của Việt Nam.
PV: Theo nhận định của thế giới, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia thực hiện sớm nhất mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo, cụ thể, Việt Nam về đích giảm nghèo trước 2 năm do với kế hoạch. Thưa Bộ trưởng, dựa trên các cơ sở, chính sách nào để Việt Nam làm được điều này?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời phỏng vấn tại Chương trình
 
Bộ trưởng Phạm Thị Hải ChuyềnQua hơn 20 năm thực hiện, tỷ lệ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh chóng từ 58,1% năm 1993 xuống còn 9,6% năm 2012 và năm 2014 còn 5.97%, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo ngay từ năm 2010, tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói cơ bản được xóa bỏ,  Việt Nam chuyển vị trí từ nước nghèo sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Cộng đồng quốc tế cũng coi Việt Nam là "một điểm sáng thành công" trong xóa đói giảm nghèo, tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cũng vinh danh công nhận thành tích nổi bật trong xóa đói, giảm nghèo cho 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đạt được thành tựu trên là do có sự quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam, luôn đặt giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước; Chính phủ luôn dành nguồn lực ưu tiên đầu tư cho giảm nghèo thông qua hệ thống chính sách (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động….), và các chương trình giảm nghèo (chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, thôn bản đặc biệt khó khăn - Chương trình 135; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo - Chương trình 30a; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…). Có thể nói rằng mục tiêu giảm nghèo đã nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
PV: Bộ trưởng có hài lòng với kết quả giảm nghèo của Việt Nam hiện nay không?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải ChuyềnTrong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các địa bàn nghèo; ban hành một số chính sách an sinh xã hội để trợ giúp người nghèo khó khăn về đời sống như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng thu nhập thấp, chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Các chương trình và chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) đã tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của nhà nước thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình và chính sách giảm nghèo.
Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước còn 5,97%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn 32,59%, ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5%, của các huyện nghèo còn dưới 30%, đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015.
Kết quả giảm nghèo đạt được đã góp phần ổn định kinh tế- xã hội, phát triển bền vững của đất nước, tuy nhiên tốc độ giảm nghèo chưa đồng đều giữa các vùng, các nhóm dân cư, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chưa khơi dậy được tính chủ động vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo, đây là những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới.
PV: Hiện tại, tiêu chí giảm nghèo của chúng ta cũng đã được cải tiến theo hướng chuyển từ tiêu chí nghèo đơn chiều chỉ dựa trên thu nhập sang tiêu chí nghèo đa chiều, dựa trên nhiều yếu tố khác như khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội. Sự đổi mới này đã tạo những thay đổi như thế nào đến người nghèo tại Việt Nam, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải ChuyềnNgày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020” với mục tiêu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh, thông tin.
Nội dung quan trọng của Đề án là xây dựng các tiêu chí đo lường nghèo và chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, việc xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 sẽ theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin); xây dựng mức sống tối thiểu để từng bước bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân, trước mắt áp dụng chuẩn nghèo chính sách để phân loại đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời xác định được mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, trên cơ sở đó, các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình đề xuất các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng có tỷ lệ tiếp cận thấp.
PV: Trước đây, các nguồn lực quốc gia về giảm nghèo được chia sẻ trong rất nhiều chương trình khiến khả năng triển khai của các chương trình này chỗ thì hạn chế thì thiếu nguồn lực, chỗ thì chồng chéo. Thực tế này được Bộ LĐ-TBXH tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xử lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của các chương trình Giảm nghèo?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải ChuyềnTrước thực trạng nêu trên, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó giao các Bộ, ngành tổ chức rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ giảm nghèo bền vững, trên cơ sở đó lồng ghép các chính sách, loại bỏ các chính sách, chế độ chồng chéo, không hiệu quả để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách và tính khả thi trong bố trí nguồn lực thực hiện; tích hợp một số chính sách hiện đang trợ cấp bằng tiền mặt thành một gói trợ cấp có điều kiện.
Nghiên cứu, lồng ghép các nội dung hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia vào Chương trình mục tiêu quốc gia khác như Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tránh chồng chéo, trùng lắp về nội dung hoạt động giữa các Chương trình, tinh gọn đầu mối quản lý; các Bộ, ngành ban hành cơ chế quản lý, giám sát thực hiện mục tiêu, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ở các địa phương.
Trong giai đoạn tới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được Chính phủ đề xuất với Quốc hội là một trong 02 Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 theo Luật Đầu tư công. Việc thu gọn, giảm đầu mối và danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tạo điều kiện tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khan, thúc đẩy giảm nghèo hiệu quả hơn.
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll