Tuyển chuyên gia xây dựng báo cáo

01/02/2019 08:52

Cục Bảo trợ xã hội cần tuyển chuyên gia xây dựng báo cáo vận động phát tiển khung chính sách pháp luật về công tác xã hội, xây dựng báo cáo phân tích phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội, xây dựng báo cáo vận động phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội

Tuyển chuyên gia xây dựng báo cáo

1. Bối cảnh

Ở Việt Nam có khoảng 11,3 triệu người cao tuổi (chiếm 11,95% tổng dân số) (Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, 2018); 7,6 triệu người khuyết tật, 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 2,783 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trên 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm, 8,23% hộ nghèo, 5,41% hộ cận nghèo, khoảng 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, khoảng 220 nghìn người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, hơn 48 nghìn người bán dâm, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố. Do vậy, số người có nhu cầu trợ giúp xã hội (TGXH) lớn (ước chiếm khoảng 25% dân số) và đang có xu hướng tăng nhanh (Bộ LĐTBXH, 2017).

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, giai đoạn 2010-2015, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, quy định về chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội; tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm công tác xã hội; quản lý trường hợp; quy định về chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức công tác xã hội; phụ cấp ưu đãi đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội. Một số nội dung về cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã được quy định tại một số Luật chuyên ngành như: Luật Trẻ em, Luật Con nuôi, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới...

Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý về nghề công tác xã hội chưa được hoàn chỉnh, được quy định tản mạn ở nhiều Nghị định, nhiều Luật chuyên ngành; nhiều nội dung về công tác xã hội chưa được quy định, cần thiết phải có Luật về nghề Công tác xã hội để bảo đảm tính thống nhất và tránh chồng chéo với các Luật liên quan.

Ngày 18/8/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1082/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Tổ nghiên cứu, xây dựng Luật Công tác xã hội. Đến nay, Tổ nghiên cứu, xây dựng Luật Công tác xã hội đã phối hợp với các chuyên gia xây dựng dự thảo đề cương Luật Công tác xã hội; tổ chức họp ban nghiên cứu, xây dựng Luật Công tác xã hội; Hội thảo đánh giá tác động của Luật nghề công tác xã hội tại Hải Phòng; Rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác xã hội; tổ chức họp xây dựng kế hoạch nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề, báo cáo đánh giá phục vụ hồ sơ xây dựng dự án Luật Công tác xã hội.

Để hoàn thiện hồ sơ dự án xây dựng Luật, cần thiết phải xây dựng 03 báo cáo nghiên cứu, đánh giá nguồn nhân lực làm công tác xã hội, đây là một trong những tiền đề quan trọng để hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động chính sách xây dựng Luật Công tác xã hội. Vì vậy, Cục Bảo trợ xã hội đề nghị UNICEF hỗ trợ chuyên gia nghiên cứu, xây dựng các báo cáo đánh giá nguồn nhân lực làm công tác xã hội.

2.  Mục tiêu

Viết 03 báo cáo tham luận làm cơ sở vận động xây dựng Luật công tác xã hội, bao gồm báo cáo vận động phát triển khung chính sách pháp luật về công tác xã hội, xây dựng báo cáo phân tích phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội, xây dựng báo cáo vận động phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội.

3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu

3.1. Xây dựng báo cáo vận động phát triển khung chính sách pháp luật về CTXH

- Rà soát các báo cáo nghiên cứu, khảo sát, các văn bản chính sách pháp luật hiện hành liên quan đến công tác xã hội của Quốc tế và tại Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách pháp luật về CTXH tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế, tác động của việc phát triển chính sách pháp luật CTXH đối với người dân và xã hội, đề xuất các chính sách về phát triển khung pháp luật.

- Trình bày và tham vấn kết quả nghiên cứu tại 02 cuộc họp kỹ thuật và hoàn thiện báo cáo.

3.2. Xây dựng báo cáo phân tích phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, nghiên cứu và các tài liệu hiện hành liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ CTXH của quốc tế và Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng của nguồn nhân lực công tác xã hội tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế, tác động của của phát triển nguồn nhân lực CTXH đối với người dân và xã hội và đề xuất các chính sách phát triển nguồn nhân lực (mục tiêu, nội dung, phạm vi, các giải pháp chính sách) công tác xã hội.

- Trình bày và tham vấn báo cáo tại 02 cuộc họp kỹ thuật và hoàn thiện báo cáo.

3.3. Xây dựng báo cáo phân tích phát triển dịch vụ công tác xã hội

- Rà soát, hồi cứu các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, nghiên cứu và các tài liệu quốc tế và Việt Nam liên quan về dịch vụ CTXH trên các lĩnh vực cụ thể; các đề tài khoa học hiện có liên quan đến dịch vụ xã hội, dịch vụ công tác xã hội; các luận văn thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội về dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp; các báo cáo khoa học trong các hội thảo về dịch vụ CTXH đối với các nhóm đối tượng cụ thể như CTXH với người cao tuổi, CTXH với người khuyết tật, CTXH với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, CTXH với người nghèo, CTXH với người có công với cách mạng; các bài báo đăng trên các tạp chí về dịch vụ công tác xã hội với các nhóm đối tượng cụ thể; các tài liệu trong và ngoài nước về  dịch vụ CTXH và phát triển dịch vụ CTXH; các tài liệu trong và ngoài nước về tiêu chuẩn chấy lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực cụ thể.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển dịch vụ CTXH hiện có ở nước ta (ở cả các trung tâm và tại cộng đồng), kinh nghiệm quốc tế, phân tích tác động phát triển dịch vụ CTXH đối với người dân và xã hội, và đưa ra khuyến nghị chính sách phát triển dịch vụ CTXH hiện có ở nước ta.

- Trình bày và tham vấn báo cáo tại 02 cuộc họp kỹ thuật và hoàn thiện báo cáo.

4. Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm công tác

4.1. Tư vấn đề xuất khung chính sách pháp luật về CTXH

- Có trình độ chuyên môn thạc sỹ trở lên thuộc các chuyên ngành chính sách công, chính sách phát triển, kinh tế - xã hội, khoa học quản lý... (ưu tiên ứng viên có trình độ tiến sỹ).

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách, hoạch định chính sách liên quan đến công tác xã hội, trợ giúp xã hội, tư pháp cho nhóm người dễ bị tổn thương, dạy nghề và việc làm…

- Có mối quan hệ với các Cục, Vụ của Bộ LĐTBXH và Bộ Tư pháp, UNICEF.

- Có kinh nghiệm, khảo sát và tổng hợp báo cáo nghiên cứu, xây dựng các hệ thống theo dõi, đánh giá các chính sách, chương trình về ASXH.

4.2. Tư vấn đề xuất phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội

- Có trình độ chuyên môn thạc sỹ trở lên thuộc các chuyên ngành đào tạo, phát triển nguồn nhân lực... (ưu tiên ứng viên có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực CTXH).

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách, hoạch định chính sách, đào tạo liên quan đến công tác xã hội, trợ giúp xã hội.

- Có mối quan hệ với các Cục, Vụ của Bộ LĐTBXH và các cơ sở đào tạo, UNICEF.

- Có kinh nghiệm, khảo sát và tổng hợp báo cáo nghiên cứu, xây dựng nguồn nhân lực về ASXH/CTXH.

4.3. Tư vấn đề xuất phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội

- Có trình độ chuyên môn thạc sỹ trở lên thuộc các chuyên ngành chính sách công, chính sách phát triển kinh tế - xã hội... (ưu tiên ứng viên có trình độ tiến sỹ, đã từng tham gia thực hiện Đề án 32).

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm quản lý nhà nước, làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách, hoạch định chính sách phát triển dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp xã hội …

- Có mối quan hệ với các Cục, Vụ của Bộ LĐTBXH và các cơ sở đào tạo, UNICEF.

- Có kinh nghiệm, khảo sát và tổng hợp báo cáo nghiên cứu, xây dựng nguồn nhân lực về ASXH/CTXH.

5. Kinh phí và điều khoản thanh toán

Các tư vấn được chọn sẽ hoàn thành nhiệm vụ này theo đúng thời hạn quy định tại Mục III trong Điều khoản tham chiếu. Tư vấn sẽ được thanh toán sau khi hoàn tất công việc, các sản phẩm đạt yêu cầu và chấp nhận của Cục Bảo trợ xã hội và UNICEF.

Thanh toán lần 1: Tối đa 30% tổng giá trị hợp đồng tư vấn, sau khi tư vấn nộp Kế hoạch/đề xuất nghiên cứu.

Thanh toán lần cuối: 70% tổng giá trị hợp đồng tư vấn, sau khi tư vấn nộp báo cáo cuối cùng.

STT

Tư vấn

Số ngày

Định mức (USD)

Tổng

(USD)

Tổng (VNĐ)

1

Khung chính sách, pháp luật

19

100

1.900

44.340.300

2

Phát triển nguồn lực

19

100

1.900

44.340.300

3

Phát triển dịch vụ

23

100

2.300

53.675.100

 

TỔNG

 

 

6.100

142.355.700

Ghi chú:

Các ứng viên quan tâm phải nộp hồ sơ trước ngày 18 tháng 2 năm 2019 và bao gồm Lý lịch cá nhân (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt) gửi qua fax hoặc email tới:

Cục Bảo trợ xã hội - Số 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Tel: 0243-7475971; Fax : 0243.747.8674 ; Email: phongctxh@yahoo.com


;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll