Từng bước mở rộng diện bao phủ chính sách, đổi mới cơ chế quản lý đối với công tác bảo trợ xã hội

25/06/2020 15:26

Từ ngày 24-25/6 tại Nghệ An đã diễn ra Hội nghị chuyên đề về bảo trợ xã hội, do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức.

Từng bước mở rộng diện bao phủ chính sách, đổi mới cơ chế quản lý đối với công tác bảo trợ xã hội

Cổng TTĐT Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Quang cảnh Hội nghị

TS. Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội đã dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố, các Trung tâm Công tác xã hội, Bảo trợ xã hội, các Bệnh viện/Trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đại diện một số tổ chức NGOs cùng các chuyên gia trong và ngoài nước.

Cổng TTĐT Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội điều hành tại Hội nghị

Qua tổng kết kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong 5 năm qua Cục Bảo trợ xã hội đã thực hiện thành công các chỉ tiêu Chính phủ, Bộ giao về lĩnh vực bảo trợ xã hội, cụ thể như sau:

1. Đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng văn bản, đề án theo chương trình công tác của Chính phủ, Bộ; rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách.

2. Bảo đảm 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói; hướng dẫn các địa phương chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai.

3. Bảo đảm 90% tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng.

4. 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội trình bày tại Hội nghị "Báo cáo khái quát công tác bảo trợ xã hội giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025". (Ảnh: Việt Hải) 

Giai đoạn 2016-2020, Cục Bảo trợ xã hội đã tham mưu cho Bộ trình Ban Bí thư, Chính phủ ban hành 20 văn bản (01 Chỉ thị của Ban Bí thư, 02 Nghị định của Chính phủ, 09 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư; đồng thời đang nghiên cứu, xây dựng 11 dự thảo văn bản (Luật sửa đổi Luật Người cao tuổi, Nghị định về công tác xã hội, Nghị định thay thế Nghị định 136, 07 quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, đề án cho giai đoạn 2021-2020 và 01 Thông tư).

Văn bản quy phạm pháp luật ban hành được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đối tượng và công tác quản lý. Quá trình soạn thảo tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn. Văn bản ban hành đáp ứng thực tiễn, có tác động tích cực đến đời sống của người hưởng lợi, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình đề án của Bộ, Chính phủ và Quốc hội, các địa phương cũng đã chủ động trong xây dựng ban hành văn bản, kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện, bổ sung quy định chế độ chính sách, giải pháp đặc thù của địa phương. Vừa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và đầy đủ của hệ thống chính sách, vừa bảo đảm tính toàn diện trong tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.
        Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Việt Hải)
 
Công tác chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình đề án trợ giúp xã hội trong 5 năm qua được đặc biệt quan tâm. Hàng năm xây dựng kế hoạch truyền thông, lựa chọn chủ đề truyền thông, huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông, báo chí cùng thực hiện. Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh lực TGXH. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, vừa hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vừa kịp thời chấn chỉnh sai phạm ở cơ sở. Thường xuyên chia sẻ, trao đổi học tập kinh nghiệm, huy động hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế, đã tạo nguồn lực cho phát triển hệ thống trợ giúp xã hội.

Bên cạnh việc đánh giá kết quả triển khai công tác bảo trợ xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và Hội nghị cũng tập trung thảo luận, xác định và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung: Nghị định quy định chính sách bảo trợ xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013); Nghị định về công tác xã hội; Chương trình hành động quốc gia đối với người cao tuổi giai đoạn 2021-2030; Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030; Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở trợ giúp chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam, các giải pháp ứng phó với vấn đề già hóa dân số.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, lại đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, già hóa dân số nhanh... tác động làm gia tăng cả quy mô, số lượng người cần sự trợ giúp xã hội. Ước tính đến giai đoạn hiện nay có khoảng 25-30% dân số có nhu cầu cần sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội. Trong đó, có bộ phận không nhỏ cần trợ giúp cả vật chất và dịch vụ xã hội như người khuyết tật, người cao tuổi cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo....

Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc bộ phận dân cư khó khăn này. Với mục tiêu “không để lại ai ở phía sau”, Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy định chế độ chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, công tác xã hội và đâu tư phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội toàn diện trên các phương điện cả chăm sóc đời sống, chăm sóc tinh thần và bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Với sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ, các địa phương đã triển khai thực hiện đồng bộ chính sách, giải pháp, chương trình về trợ giúp xã hội. Cả nước đã thực hiện trợ cấp xã hội trên 3 triệu người, hàng triệu lượt người được hỗ trợ lương thực hàng năm; đào tào, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho hàng ngàn cán bộ làm công tác xã hội; xây dựng và phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội, công tác xã hội cả ở trong cơ sở chăm sóc và cộng đồng; các chương trình chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, nạn nhân bom mìn, trẻ em đặc biệt khó khăn... đã trợ giúp cho hàng trăm ngàn người khó khăn có cuộc sống tốt hơn. Nhờ đó mà đời sống vậy chất, tinh thần của bộ phận dân cư khó khăn ngày càng được ổn định, hòa nhập và phát triển, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cổng TTĐT Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội cơ quan như y tế, giáo dục, nước sạch, trợ giúp pháp lý. Qua đó, số lượng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng; các cá nhân, gia đình bị thiệt hại bởi thiên tai, lũ lụt được hỗ trợ kịp thời. Đến nay, mức độ bao phủ của chính sách trợ giúp xã hội đã tăng lên.

Giai đoạn 2021-2025 được dự báo nhu cầu trợ giúp xã hội tiếp tục tăng. Đồng thời quá trình cải cách thể chế, cải cách kinh tế, những tác động của các yếu tố công nghệ, hợp tác quốc tế… là các yếu tố tác động, đỏi hỏi cần đổi mới toàn diện, sâu sắc lĩnh vực bảo trợ xã hội.

Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn này là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trợ giúp xã hội nhằm từng bước mở rộng diện bao phủ chính sách, đổi mới cơ chế quản lý, huy động nguồn lực cho thực thi chính sách; tăng cường nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện; đổi mới quy trình xác định đối tượng; giảm bớt trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian ra quyết định chính sách, cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, xét duyệt và chi trả chính sách cho đối tượng thụ hưởng; tăng cường hệ thống giám sát, đánh giá.

Mục tiêu cụ thể gồm: Đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng văn bản, đề án theo chương trình công tác của Chính phủ, Bộ; rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; Bảo đảm 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói; hướng dẫn các địa phương chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai; Bảo đảm 90% tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời; Bảo đảm 90% tỷ lệ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời; 100% đối tượng trợ giúp xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Bảo đảm 50% đối tượng nhận trợ cấp xã hội bằng phương thức điện tử.

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll