Phú Yên: Nhận thức đúng để trợ giúp kịp thời, đầy đủ cho người tâm thần, trẻ tự kỷ

26/04/2022 10:16

Để hỗ trợ người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, UBND tỉnh Phú Yên đã sớm ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030.

Phú Yên: Nhận thức đúng để trợ giúp kịp thời, đầy đủ cho người tâm thần, trẻ tự kỷ

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Phú Yên có khoảng 2.500 người mắc bệnh tâm thần nặng; trong đó, 1.433 người bị tâm thần phân liệt, 657 người bị rối loạn tâm thần và 397 người chưa xác định được dạng tật cụ thể. Hầu hết gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, trong khi các chương trình và chính sách xã hội dành cho các đối tượng này còn hạn chế. Vì vậy, việc phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội để trợ giúp sức khỏe người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng là giải pháp cần thiết và hữu hiệu. Đối với trường hợp trẻ em tự kỷ, nếu được thấu hiểu và hỗ trợ, các em sẽ có cơ hội phát triển bản thân, hòa nhập cộng đồng, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đến thời điểm này, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe người tâm thần dựa vào cộng đồng nhằm phát hiện, quản lý và chăm sóc bệnh nhân mới, quản lý tốt số bệnh nhân cũ.

Dạy trẻ tự kỷ bằng hình ảnh

Để hỗ trợ người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, UBND tỉnh Phú Yên đã sớm ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030. Chương trình nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng để tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho các đối tượng, giúp họ ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2025, ít nhất 80% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục. Ít nhất 60% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; thu hút ít nhất 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn văn nghệ tại cơ sở. 60% đối tượng được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế...

Trên thực tế, do tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, số lượng người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có chiều hướng gia tăng nhưng chưa được trợ giúp kịp thời. Hơn nữa, các mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng, gia đình vẫn chưa đủ điều kiện để triển khai. Các đơn vị chức năng đã đề ra giải pháp triển khai dịch vụ phát hiện sớm trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Phát triển hệ thống dịch vụ và mô hình giáo dục người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí phù hợp với nhu cầu đa dạng của trẻ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, giáo dục trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí tại cơ sở trợ giúp xã hội, gia đình và cộng đồng, giáo dục từ xa. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, phấn đấu xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế đối với gia đình người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Ưu tiên gia đình người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm… Các hoạt động này kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho những đối tượng này hòa nhập cộng đồng tốt hơn, giảm gánh nặng chi phí chăm sóc, chữa trị cho gia đình và xã hội.

Cả trẻ em và người lớn đều cần sự quan tâm kịp thời để phát hiện những dấu hiệu rối loạn, rối nhiều tâm lý và có hướng điều trị sớm

Trong năm 2022, Sở Lao động – TBXH là đơn vị chủ trì sẽ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh triển khai các nội dung nhằm phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, bao gồm: Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần tại các Trung tâm y tế, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở bảo trợ xã hội; Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý do các bộ ngành Trung ương tổ chức về triển khai và đánh giá Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí./.

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll