Hội thảo chia sẻ đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

21/12/2015 02:44

Chiều 14/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng nhóm các đối tác phát triển tổ chức Hội thảo chia sẻ chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm; ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo bền vững (Bộ LĐ-TBXH); bà Louise Chamberlai - đại diện UNDP tại Việt Nam; bà Fiona Qeen - Phó Ban phát triển Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam cùng đại diện các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan.

Hội thảo chia sẻ đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm khẳng định: Chương trình giảm nghèo bền vững trong những năm gần đây đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và đạt được mục tiêu so với kế hoạch đề ra. Sau 5 năm (2011 - 2015) thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đến cuối năm 2014 còn 5,97%, cuối năm 2015 còn dưới 5%. Hệ thống các chính sách giảm nghèo cũng như nguồn ngân sách đầu tư cho giảm nghèo được điều chỉnh, sắp xếp lại theo hướng tập trung, ưu tiên nên đời sống người nghèo được cải thiện đáng kể, điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghèo được nâng lên rõ rệt. Đạt được những thành tựu đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, hỗ trợ của các quốc gia trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình còn một số hạn chế cần tập trung khắc phục như: tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn, nhiều vùng còn khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nơi hộ nghèo vẫn chiếm trên 50%. Do vậy, để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong đó có các đối tác phát triển…


Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại Hội thảo
Bà Fiona Qeen - Phó Ban phát triển Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam chia sẻ: Trong những năm qua, các đối tác phát triển đã hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện công cuộc giảm nghèo, trong đó tập trung hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các nhóm yếu thế và người dân tộc thiểu số. Việc rà soát các chính sách giảm nghèo hiện tại của các Bộ, ngành đã ứng dụng cơ chế lập kế hoạch đầu tư trung hạn và củng cố việc lồng ghép các vấn đề giảm nghèo và vấn đề về người dân tộc thiểu số trong quy trình lập kế hoạch đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm tới. Với cương vị là đối tác phát triển của Việt Nam, thay mặt Đại sứ quán Ai Len, bà Fiona Qeen nhấn mạnh, chúng tôi ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia thảo luận chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thiết kế hai Chương trình mục tiêu Quốc gia cụ thể này; đồng thời, tin tưởng rằng điều này sẽ giúp đem lại tác động trực tiếp đối với sinh kế và điều kiện sống của người dân tộc thiểu số, cho dù là nam giới, phụ nữ hay trẻ em.

Ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo phát biểu tại Hội thảo
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Với tiêu chí về thu nhập, Quyết định quy định chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng. Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Quyết định nêu rõ, các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Mục tiêu của Chương trình đưa ra nhằm giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm; riêng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước bắt đầu từ ngày 01/1/2016.
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll