Phấn đấu đến năm 2030, cứ 5.000 người dân có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp

07/03/2018 17:02

Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết số 488/QĐ-TTg. Một trong những nhiệm vụ được Đề án đưa ra là xây dựng mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện, hướng đến năm 2030, cứ 5.000 người dân có một nhân viên CTXH, trợ giúp xã hội chuyên nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2030, cứ 5.000 người dân có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp
TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn xây dựng Khung chính sách thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” vừa được Bộ Lao động - TBXH phối hợp với Tổ chức UNICEF tại Đồ Sơn, Hải Phòng, TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - TBXH) cho rằng, hiện nay, chính sách trợ giúp xã hội ở nước ta chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng mà mới chỉ hướng đến các nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, người cao tuổi trên 80 tuổi, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Do vậy, để thực hiện tốt hơn công tác trợ giúp đối tượng, kể cả các đối tượng không thuộc diện bảo trợ xã hội, phấn đấu đến năm 2020, nước ta có 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện, cần thiết phải quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo mục tiêu của Đề án, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có, hỗ trợ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đề án sẽ hỗ trợ các cơ sở TGXH công lập có đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có HCĐBKK

Cùng với đó, sẽ xây dựng mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện, hướng đến năm 2030, cứ 5.000 người dân có một nhân viên CTXH, trợ giúp xã hội chuyên nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội, thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về công tác này, bảo đảm không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành liên quan. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân, bảo đảm công khai, minh bạch. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội.

Ngoài ra, thực hiện Đề án, các Bộ, ngành cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan đến hỗ trợ thực hiện.

Việc thực hiện chính sách TGXH ở nước ta hiện nay mới chỉ dừng lại ở nhóm các đối tượng BTXH

Về việc huy động, sử dụng nguồn lực trợ giúp xã hội, các Bộ, ngành, địa phương căn cứ tình hình thực tế xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách; nâng định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội cao hơn mức quy định hiện nay. Nhà nước hỗ trợ chi phí cho đối tượng sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở  ngoài công lập cung cấp theo khung giá và danh mục dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định.

Đối với kinh phí thực hiện Đề án, được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của đề án, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; lồng ghép với dự án phát triển trợ giúp xã hội đối với đối tượng yếu thế thuộc Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, đề án về trợ giúp xã hội khác.

Phần kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, cộng tác viên, gia đình đối tượng; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở trợ giúp xã hội và các mô hình được thực hiện lồng ghép với các chương trình, đề án: Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần, phát triển nghề công tác xã hội đến năm 2020. Từ năm 2021, các nội dung này được bố trí dự toán từ ngân sách nhà nước theo Đề án này.

Nguồn: Bộ LĐTBXH

;
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll