Hội nghị tham vấn chuyên gia về nội dung diễn đàn phụ nữ và kinh tế APEC năm 2017

03/03/2017 14:22

Sáng ngày 01/3/2017, tại trụ sở Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về nội dung diễn đàn phụ nữ và kinh tế APEC năm 2017. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm tới dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Vụ Bình đẳng giới, Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học lao động xã hội, Trung tâm Phát triển quan hệ lao động, cùng các chuyên gia: ông Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Chủ tịch VCCI, cùng các chuyên gia tới từ các bộ, ngành liên quan…

Hội nghị tham vấn chuyên gia về nội dung diễn đàn phụ nữ và kinh tế APEC năm 2017

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết Diễn đàn phụ nữ và kinh tế APEC năm 2017 là một diễn đàn quy mô tương đối lớn với 500 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế, các tập đoàn và các tổ chức lớn... Hiện nay Bộ LĐ-TBXH đang dự kiến lựa chọn một chủ đề và một số nội dung ưu tiên và mong muốn các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và phụ nữ góp ý xây dựng tuyên bố trên cơ sở nhằm đạt đồng thuận cao của các nền kinh tế trong APEC.  Với mục tiêu làm sao để đề xuất được các chủ đề ưu tiên của Việt Nam phù hợp với quốc tế và các nền kinh tế APEC, lần đầu tiên đăng cai sự kiện này, Bộ LĐ-TBXH hy vọng từ sau Hội nghị này sẽ có tiếng nói chung, sự quan tâm chung và thu thập ý kiến một số bộ ngành liên quan và Ủy ban quốc gia APEC để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Quang cảnh Hội nghị

Bình đẳng giới được các nhà lãnh đạo APEC coi là một vấn đề xuyên suốt trong mọi lĩnh vực và các diễn đàn của APEC. Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ trong APEC (WLN) được thành lập từ 1996 và nhóm họp các nữ lãnh đạo từ khu vực công và tư của các nền kinh tế để trình các nhà lãnh đạo APEC về khuyến nghị chính sách về tăng cường sự tham gia của phụ nữ và đảm bảo vấn đề giới được thực hiện trong mọi lĩnh vực của APEC…

Ông Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Với căn cứ cơ sở là chủ đề chung năm APEC 2017, dự kiến các nội dung ưu tiên của Diễn đàn bao gồm: Bình đẳng giới, nhân tố chính thúc đẩy cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ; Thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Các nội dung sẽ đề cập đến các vấn đề như: Phụ nữ và thị trường lao động, đổi mới, sáng tạo, sự tham gia của phụ nữ vào các ngành công nghệ cao, doanh nghiệp nữ tiếp cận công nghệ mới, phụ nữ và lãnh đạo, quản lý; giảm khoảng cách số giữa nam và nữ, …

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế phát biểu tại Hội nghị

Dự kiến  Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về phụ nữ và kinh tế APEC năm 2017 sẽ được diễn ra từ ngày 26- 29/9/2017, tại Thành phố Huế; gồm 500 đại biểu từ 21 nền kinh tế, các tập đoàn, tổ chức quốc tế…

Sau khi nghe các đại biểu trao đổi và đóng góp ý kiến cho nội dung Diễn đàn,  Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đánh giá cao những ý kiến của các đại biểu đã đưa ra được cơ hội, tiềm năng và thách thức của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh cần cân nhắc chủ đề về tiêu điểm để Diễn đàn thể hiện được điểm nhấn riêng… những ưu tiên cần đảm bảo những nguyên tắc đảm bảo đồng thuận của các nền kinh tế, đồng thời thể hiện được sáng kiến của Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam…

Thứ trưởng cũng đề nghị các đại biểu cũng cần xem xét phân tích nội hàm của các ưu tiên, nhóm lại các vấn đề trong đó tập trung để các nước hiểu và thống nhất với nội dung đưa ra. Thứ trưởng cho rằng, thời gian đã rất gấp rút, các đại biểu cần cố gắng tích cực phối hợp để giúp Bộ LĐ-TBXH thực hiện tốt nhiệm vụ này.   

 

 


 

;
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll