[LĐXH] Kiên Giang: Triển khai nhiều mô hình đào tạo nghề đạt hiệu quả

05/09/2016 04:02

- Nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng công việc, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người lao động, Kiên Giang luôn quan tâm và triển khai hiệu quả các chính sách về đào tạo nghề, việc làm cho lao động.

[LĐXH] Kiên Giang: Triển khai nhiều mô hình đào tạo nghề đạt hiệu quả

Điều đáng ghi nhận trong công tác dạy nghề ở Kiên Giang là bình quân hằng năm hệ thống dạy nghề đã đào tạo trên 30.000 người, trong đó số học sinh, sinh viên tốt nghiệp từ sơ cấp nghề trở lên ra trường có việc làm đạt từ 70-75%.  

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã chú trọng phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề; phân bổ nguồn vốn cho các dự án, chương trình lao động – việc làm cụ thể, kịp thời như: từ ngân sách trung ương và địa phương đã đầu tư cho 16 cơ sở dạy nghề công lập trong tỉnh với kinh phí 123,533 tỷ đồng; phân bổ vốn đầu tư 4 trường Trung cấp nghề của tỉnh là 137,560 tỷ đồng…                                                                                                                                                 

 Đặc biệt, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, sau 5 năm, Kiên Giang đã đào tạo nghề cho 60.639 lao động , trong đó, số lao động thuộc nhóm 1 gồm  người có công, hộ nghèo, người dân tộc, tàn tật, hộ bị thu hồi đất canh tác  là 21.977 lao động; hộ cận nghèo là 4.307 lao động... Trong dó, số LĐNT có việc làm là 47.650 lao động, đạt tỷ lệ 78,6% so với tổng số lao động học nghề xong. Riêng tỷ lệ lao động học nghề dưới 3 tháng học xong có việc làm đạt 82%. Số lao động được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng là 3.408 lao động; số lao động được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm là 794 lao động; số lao động tự tạo việc làm là 43.019 lao động;  số lao động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp là 429 lao động.

Ông Ngô Thành Tâm – Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang) cho biết: Sau khi học nghề, nhiều người đã biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động với mức thu nhập từ 900.000- 1.500.000 đồng/người/tháng đối với LĐNT học các nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm thêm; mức 1,8- 2,5 triệu đồng/tháng đối với LĐNT học các nghề về kỹ thuật- dịch vụ.

Các lớp nghề nông nghiệp chiếm 55%, tập trung các nghề như: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn; đan dây nhựa, trồng lúa chất lượng cao, trồng rau an tòan…Nghề phi nông nghiệp chiếm 45%, gồm kỹ năng bán hàng, cắt may dân dụng, cắt uốn tóc, đan len, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa hon đa .... Số LĐNT đã học xong làm đúng nghề đào tạo đạt 82,8%.

Hiệu quả thực hiện Đề án 1956 còn được thể hiện rõ nét ở việc xây dựng và triển khai thành công nhiều mô hình dạy nghề như: Mô hình nuôi cá bóng tượng, cá bóng mú, nuôi rùa, kỳ đà ở An Minh cho thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng; mô hình nuôi cá lồng bè ở Kiên Hải, Kiên Lương đã nhân rộng trên 800 lồng bè với mức thu nhập bình quân 23-25 triệu đồng/bè/vụ…

Về nghề phi nông nghiệp, nổi bật là mô hình đan dây nhựa, đan lục bình ở Rạch Giá, Gò Quao, Giồng Riềng đã hình thành được các tổ hợp tác giúp nhau làm kinh tế với mức thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. Các nghề như cắt tóc, làm móng tay, may công nghiệp, da giày, sửa chữa điện, điện tử…được triển khai theo mô hình liên kết giữa cơ sở kinh doanh, làng nghề, doanh nghiệp và hợp tác xã để lao động sau học nghề có thể làm ngay hoặc tham gia gia công sản phẩm.

Đáng chú ý, từ năm 2013 đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức 19 lớp dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tự do. Mô hình thu hút 665 người theo học nhằm trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng về sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện tử và máy móc… Qua đào tạo, ngư dân đã nắm vững các nguyên tắc, thành thạo về đọc chi tiết tọa độ, bản đồ, vùng nước…và được cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng đáp ứng đủ điều kiện hành nghề theo quy định.

Đạt được kết quả trên là do các cấp chính quyền, các ngành và đoàn thể trong tỉnh đã nghiêm túc thực hiện theo nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. BCĐ các cấp thường xuyên đôn đốc các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn các chính sách hỗ trợ của Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT”.

Hoạt động dạy nghề cho LĐNT được thực hiện với nhiều hình thức, như dạy tập trung ở các cơ sở dạy nghề, dạy nghề lưu động tại các xã, ấp, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và dạy nghề theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp gắn với giải quyết việc làm. các cơ sở chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu  cầu của thị trường lao động; tổ chức ký kết hợp đồng đào tạo theo hình thức 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

                                                    H. Thương 

 

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll