[LĐXH] Đắc Lắc: Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn

26/04/2015 03:32

(LĐXH) – Những năm qua, tỉnh Đắc Lắc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, để từ đó có ý thức chủ động, tự giác trong việc tham gia học nghề cũng như có sự lựa chọn nghề nghiệp với bản thân và nhu cầu của địa phương.

[LĐXH] Đắc Lắc: Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn

 Trong 5 năm (từ 2010-2014), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, đài phát thanh truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy) triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020”; tổ chức in ấn 276.562 tờ rơi, phóng sự tuyên truyền về dạy nghề về chủ trương và chính sách của Đề án để giúp cho cán bộ xã, phường, thị trấn và các đoàn thể quán triệt; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác dạy nghề lao động nông thôn cho 1.500 cán bộ xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Trong năm 2013, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng 06 chương trình phát thanh tuyên truyền về lĩnh vực dạy nghề với tổng thời lượng gốc là 96 phút. Sở Thông tin và Truyền Thông đã in chép hơn 600 đĩa CD toàn bộ 06 chương trình phát thanh nói trên gửi cho Đài Truyền thanh của 184 xã, phường, thị trấn và 15 đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh để phát sóng.

Các tổ chức hội (Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên CSHCM, Hội Nông dân tỉnh…) cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, vận động đoàn viên, hội viên là lao động nông thôn tham gia học nghề. Báo Đắk Lắk, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài phát thanh truyền hình các huyện, thị xã, thành phố xây dựng nhiều chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền cho Đề án; làm nhiều phóng sự để tuyên truyền rộng rãi các mô hình dạy nghề có hiệu quả, những cá nhân, tập thể điển hình trong việc học nghề có việc làm và vươn lên thoát nghèo.

Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để trao đổi nhu cầu tuyển dụng lao động; xây dựng kế hoạch tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 của địa phương; sử dụng cán bộ điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn để tuyên truyền về các chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Các Đài truyền thanh cấp huyện, thị xã, thành phố đều có chuyên mục về tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn nên đến nay có trên 95% người dân ở các huyện trong tỉnh được thông tin về các chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Nhờ có biện pháp tuyên truyền và tư vấn học nghề phù hợp, nên trong năm 5 năm (2010-2014) toàn tỉnh đã tổ chức mở 413 lớp đào tạo nghề cho 13.751 người (trong đó: Nữ 6.199 người; DTTS: 10.202; Người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: 148 người; Hộ nghèo: 811 người; Bộ đội xuất ngũ: 59 người; người tàn tật: 21 người;  Người thuộc hộ bị thu hồi hồi đất: 12 người; Hộ cận nghèo: 95 người; Lao động nông thôn khác: 2.010 người), đạt 60,31% so với Đề án và và Nghị quyết 81/2012/NQ-HĐND. Qua thống kê phiếu khảo sát thực tế và đơn đăng ký học nghề của học viên tham gia học nghề có 9.824 người có việc làm đạt 75,5% gồm: 1.484 người được doanh nghiệp tuyển dụng, chiếm 15,11% so với số người có việc làm (các nghề: May dân dụng, may công nghiệp, xây dựng dân dụng, kỹ thuật nấu ăn, điện dân dụng); 407 người được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chiếm 4,14% so với người có việc làm (các nghề: Mây tre đan kỹ nghệ, dệt thổ cẩm, trồng và khai thác nấm); 7.783 người tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn (tự tạo việc làm) chiếm 79,22% so với người có việc làm (các nghề: Chăn nuôi heo, trồng và chăm sóc cây cà phê, trồng và khai thác nấm, chăn nuôi bò, chăn nuôi gà, trồng và chăm sóc cây cao su, trồng và chăm sóc cây tiêu, trồng và chăm sóc cây lúa); 30 tổ hợp tác (tương đương 150 người) chiếm 1,53% so với người có việc làm  (nghề: Xây dựng dân dụng, mây tre đan kỹ nghệ)…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác tuyên truyền tại một số nơi chưa thường xuyên, sâu rộng; đến nay vẫn còn một bộ phận lao động nông thôn chưa nắm biết cụ thể về các chính sách hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định 1956. Công tác tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn còn mang tính hình thức; chưa cung cấp kịp thời cho lao động nông thôn những thông tin cần thiết: như thông tin về các nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, mức lương tối thiểu doanh nghiệp trả, thông tin về quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất…

Trong thời gian tới, Đắc Lắc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và tư vấn nghề nghiệp cho lao động nông thôn; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn kết cụ thể với tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành; nâng cao chất lượng dạy nghề, thắt chặt công tác tuyển sinh nhằm xác định đúng đối tượng có nhu cầu cầu học nghề, có điều kiện để phát triển nghề sau khi học…

Cảnh Minh

 

 

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll