Lan tỏa những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng trong xã hội

29/11/2020 10:25

15h00 chiều ngày 28/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam và các Bộ, ngành Trung ương, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng”.

Lan tỏa những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng trong xã hội
Anh-5a---4985.jpg
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Anh-6---5042.jpg
...trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho 2 ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam là bà Trần Cẩm Nhung và Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm
Tham dự chương trình có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung… cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan, bộ ngành khác.
Tôn vinh 400 tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng
Chương trình tuyên dương “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” tổ chức nhằm động viên, khích lệ những tâm gương tiêu biểu, tạo ra sự lan tỏa tới toàn xã hội, nhân rộng các điển hình, góp phần xây dựng, giữ gìn và nâng cao đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam "Thương người như thể thương thân".
Đây cũng là hoạt động của Ngành LĐ-TBXH hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, kỷ niệm 10 năm ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (Đề án 32), đánh dấu một mốc quan trọng của ngành công tác xã hội tại Việt Nam.
Anh-7---5077.jpg
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận sáng kiến tốt đẹp của Bộ LĐ-TBXH trong thực hiện hoạt động phát triển nghề công tác xã hội
Trong số 400 đại biểu về dự Lễ tuyên dương "Những tâm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng", có l97 đại biểu là nữ, 8 đại biểu từ 70 tuổi trở lên, 4 đại biểu là người dân tộc thiểu số, 50 đại biểu là người khuyết tật, 20 đại biểu là các cá nhân, doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội;
Cùng với đó là 100 đại biểu là những nhân viên đang công tác trong lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc các đối tượng tại các trung tâm, cơ sở điều trị và 300 đại biểu là những cá nhân đang công tác và làm việc tại đủ các thành phần kinh tế trong đời sống xã hội.
Đây là những điển hình xuất sắc trong thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Họ là những tấm gương sáng thầm lặng, bằng trái tim và sự nhiệt huyết của mình đang hàng ngày chăm lo cho cộng đồng xã hội, cho những người yếu thế, thiệt thòi hơn trong cuộc sống nhưng hết sức bình dị, đời thường, bằng những công việc, hành động thầm lặng vì cộng đồng, không đòi hỏi điều gì lớn lao ở xã hội.
Đó là những con người ngày đêm chăm lo phần mộ, các anh hùng, liệt sĩ, tình nguyện tìm kiếm thông tin liệt sĩ; đó là người khuyết tật nhưng tự vươn lên và tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật khác; đó là người âm thầm cứu chữa, chăm sóc những bệnh nhân phong, hủi suốt. 30 năm qua;
Đó là người bị nhiễm HIV/AIDS vượt qua số phận, tuyên truyền, động viên những người bị nhiễm khác và tạo việc làm cho họ; đó là người lái xe cứu thương ngày đêm không quản ngại khó khăn, gian khổ đưa đón bệnh nhân.
Anh-3b---4839.jpg
Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ Tuyên dương
Tiêu biểu như ông Hồ Văn Thương 24 năm qua đã tận tâm tận tụy chăm lo 4.000 phần mộ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ của huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Ông là tấm gương tiêu biểu cho hàng ngàn các bác, các chú, các anh không quản ngày đêm, vất vả, âm thầm chăm sóc nơi yên nghỉ của hàng ngàn liệt sĩ.
Hay bà Lê Thị Thanh Thủy, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đang tổ chức và duy trì việc nuôi hàng tháng 68 trẻ em tàn tật là nạn nhân chất độc da cam và mở quán cơm từ thiện Nghĩa Tình, phục vụ miễn phí cho người nghèo khó, cho nạn nhân da cam, cho người tàn tật, bệnh nhân nghèo tại thành phố Vũng Tàu với số tiền bỏ ra đến nay lên đến hàng chục tỷ đồng…
Hay tấm gương bà Nguyễn Thị Hồng, chủ cơ sở trợ giúp Hòa Hảo 133B Phan Văn Đáng, ấp Rạch Bảy, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai tự xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi lang thang, không nơi nương tựa, hoàn toàn miễn phí. Cơ sở hiện nay tiếp nhận 76 cụ, trong đó 37 cụ năm liệt giường,. mắc nhiều bệnh tật….
Đó là ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật, số 38 Tú Xương, phường 7, quận 3, thành phố Hô Chí Minh (đơn vị thuộc Bộ LĐ-TBXH), ông đã có 32 năm công tác và 25 năm trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Trong 10 năm qua, Trung tâm đã điều trị phục hồi chức năng cho 2.473 lượt trẻ, vượt kế hoạch 163,9% so với chỉ tiêu đề ra từ 1.000 trẻ đến 1500 trẻ, tỷ lệ phục hỏi chức năng, suy dinh dưỡng bình quân 65% - 70% (chỉ tiêu 50%)…
IMG-20201128-165320--1-.jpg
Câu chuyện của ông Nguyễn Trung Chắt, một cựu chiến binh ở Lạng Sơn, người nhận nuôi 292 trẻ mồ côi.
Chia sẻ câu chuyện tại chương trình, người cha của 292 trẻ mồ côi, ông Nguyễn Trung Chắt, một cựu chiến binh ở Lạng Sơn chia sẻ câu chuyện dạy "các con", từ trẻ nhỏ tới các thanh niên với nề nếp như ở quân đội. Ông Chắt chỉ mong "các con" có thể vượt qua hoàn cảnh mồ côi khó khăn, trưởng thành thành những người tử tế cho xã hội. "Tất cả các cháu vào Trung tâm Hy vọng, tôi đều nuôi các cháu hết cấp 3 hoặc 18 tuổi, rồi tùy vào tư chất, điều kiện của từng trẻ để tiếp tục cho học nghề hoặc học lên cao hơn nữa" - ông Chắt chia sẻ.
Tại chương trình, ông Chắt bất ngờ gặp lại nhiều gương mặt đã trưởng thành từ mái ấm "Hy vọng". Ông Chắt cho biết, đây là những cháu được đi học đại học, trong đó lớn nhất là một thanh niên đã nhận bằng thạc sĩ giáo dục, nhỏ nhất là một sinh viên đang học ở Học viện Tài chính.
Tại buổi lễ, những con số rất ý nghĩa về an sinh xã hội gần nửa năm qua được điểm lại, đó là hơn 7.000 tấn gạo đã được cấp phát, 24 triệu thẻ bảo hiểm y tế được chuyển tới tay người nghèo, hơn 12.500 tỷ đồng được giải ngân để hỗ trợ người khó khăn trong đại dịch Covid-19…
Đặc biệt, cũng tại buổi lễ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 - 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho 2 ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam là bà Trần Cẩm Nhung và Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm (ông Lê Văn Kiểm đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ 2) vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 - 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Còn nhiều tấm lòng vàng, hành động thiện nguyện trong cộng đồng chưa được ghi nhận
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại buổi lễ vinh danh những tấm gương thầm lặng đóng góp vì cộng đồng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ sự xúc động khi tham dự chương trình và tri ân với 400 đại biểu tại lễ tôn vinh trang trọng được Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức.
Anh-1a---4673_1.jpg
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, truyền thống “tương thân, tương ái” tốt đẹp của người Việt Nam luôn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ, làm nên sức mạnh to lớn, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Vừa qua, trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và những mất mát, đau thương của đồng bào miền Trung do thiên tai, bão lũ, thì truyền thống ấy lại được đồng bào và chiến sĩ cả nước thắp sáng lên bằng nhiều nghĩa cử cao đẹp, nhiều hành động dũng cảm và bằng cả sự hi sinh cao cả của những người lính trong thời bình, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì đồng bào” - Phó Chủ tịch nước nói.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương, ghi nhận và trân trọng cảm ơn những tấm lòng vàng, những hoạt động thiện nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đồng hành cùng người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người nghèo, người khuyết tật trên con đường hướng tới một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Anh-2b---4817_1.jpg
Ghi nhận sáng kiến tốt đẹp của Bộ LĐ-TBXH trong thực hiện hoạt động phát triển nghề công tác xã hội. Theo Phó Chủ tịch nước, hiện nay, nước ta còn nhiều đối tượng cần trợ giúp, trong đó 6,4 triệu người khuyết tật, gần 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhiều đối tượng yếu thế khác. Vì vậy, Phó Chủ tịch nước đề nghị Bộ LĐ-TBXH,các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội cần tiếp tục quan tâm làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho người nghèo, người yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội.
Đồng thời, Phó Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh xã hội; tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng to lớn trong nhân dân, tạo ra phong trào thiện nguyện mạnh mẽ, liên tục, toàn diện; đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng”.
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll