Kết quả đáng mừng trong triển khai thực hiện Đề án 32 ở Quảng Ninh

16/11/2013 03:16

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 32 về phát triển nghề CTXH, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã chủ động tham mưu đề xuất với UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 32, ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định 32 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2020, trong đó đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể, đặc biệt là giải pháp về củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và giải pháp về nguồn lực đầu tư cho CTXH.

Kết quả đáng mừng trong triển khai thực hiện Đề án 32 ở Quảng Ninh

Phát huy tiềm năng và lợi thế vùng miền, trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đều đạt mức cao và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của cả nước, cùng với những mặt tích cực của quá trình đổi mới là những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nhóm dân cư, giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ tội phạm, sử dụng ma túy, mại dâm đang diễn biến phức tạp, số vụ ly hôn gia tăng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, yêu cầu của xã hội về hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội cũng tăng cao, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, người già cô đơn, người nghèo, phụ nữ bị bạo hành… Với quy mô dân số trên 1,1 triệu người nhưng chỉ tính các đối tượng yếu thế cần trợ giúp của Quảng Ninh đã gần 176.000 người.

Các cấp ủy Đảng, các ban ngành đoàn thể của tỉnh đã sớm xác định phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo an sinh xã hội, mà một trong những giải pháp đảm bảo an sinh xã hội đó là triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề Công tác xã hội. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Đề án 32 là thành lập Trung tâm Công tác xã hội nhằm từng bước đáp ứng các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp để có thể giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả nhằm thúc đẩy an sinh xã hội.
Song đến thời điểm hiện tại, mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH của Quảng Ninh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 cơ sở bảo trợ công lập là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (quy mô thiết kế phục vụ cho 100 đối tượng), Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (thiết kế phục vụ 150 đối tượng) và Trung tâm Gíao dục, Lao động và Xã hội tỉnh (quy mô cho 1000 người). Với các loại hình cơ sở bảo trợ này thì chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung, hơn nữa, cộng công suất của cả 3 đơn vị trên thì mới đáp ứng được nhu cầu của chưa đến 1.300 đối tượng, chiếm khoảng 0,71% tổng đối tượng. Bên cạnh đó, CTXH không chỉ là việc trợ giúp tập trung ở các cơ sở bảo trợ, bởi các đối tượng, nhất là các đối tượng yếu thế và các vấn đề xã hội cần được can thiệp thường xảy ra ở tuyến cơ sở là chủ yếu, hơn nữa không phải đối tượng yếu thế nào trong cộng đồng cũng có cơ hội và điều kiện tiếp cận các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở tuyến tỉnh (mặc dù họ có nhu cầu). Nhiều vấn đề xã hội phức tạp và nảy sinh, gia tăng các đối tượng bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, bạo lực gia đình, ly hôn… vẫn diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến cộng đồng nảy sinh nhu cầu cần được tư vấn, can thiệp, hỗ trợ.
Trước thực tế đó, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 32 về phát triển nghề CTXH, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã chủ động tham mưu đề xuất với UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 32, ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định 32 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2020, trong đó đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể, đặc biệt là giải pháp về củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và giải pháp về nguồn lực đầu tư cho CTXH. Trong năm 2010, Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm CTXH vào hoạt động.
Qua hơn 3 năm thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH, vượt qua nhiều khó khăn, bất cập, được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh Xã hội), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối kết hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể, bước đầu Quảng Ninh đã thực hiện đạt kết quả trên một số lĩnh vực. Theo đó, địa phương đã tổ chức đào tạo được 2 khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho 150 cán bộ, nhân viên đang làm việc ở các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội và cán bộ tại huyện/xã. Đề xuất và được HĐND, UBND tỉnh quyết định bố trí 01 cộng tác viên CTXH ở mỗi thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh, đến nay, đã có 1.950 người với nhiệm vụ được quy định rõ ràng và được hưởng phụ cấp 0,2 mức lương tối thiểu/người/tháng. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, cụ thể, ở tuyến tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm CTXH; tuyến cơ sở đã triển khai thực hiện xây dựng thí điểm mô hình Hệ thống CTXH tại huyện Tiên Yên, thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long và Móng Cái với tổng số cán bộ, nhân viên chuyên trách và kiêm nhiệm là 75 người. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đã xác định để triển khai có hiệu quả Đề án 32 cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên cơ sở phân loại và xác định đối tượng với nội dung truyền thông cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề nghiệp còn khá mới mẻ này.
Trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nội dung: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh về nghề CTXH. Xây dựng và trình phê duyệt Đề án “Xây dựng Hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2015, định hướng đến năm 2020”. Mục tiêu của đề án này là đến năm 2015, tỉnh sẽ bố trí mỗi xã, phường, thị trấn có 1 cán bộ, nhân viên CTXH; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên CTXH ở thôn bản; thành lập và đưa vào hoạt động 7 Trung tâm CTXH cấp huyện, 28 Văn phòng CTXH cấp xã và 21 Văn phòng CTXH trong trường học, 4 văn phòng tại bệnh viện.
Để thực hiện có kết quả những mục tiêu đề ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh đã đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đầu mối là Cục Bảo trợ Xã hội quan tâm chỉ đạo trong các hoạt động để thúc đẩy nghề CTXH, thông qua đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý đầy đủ trong quá trình triển khai nghề CTXH, tạo điều kiện thuận lợi và chế độ đãi ngộ phù hợp cũng như quyền năng cho nhân viên CTXH; có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai hệ thống nhân viên CTXH tại cấp xã theo Đề án 32; thành lập Chi hội Nghề CTXH tại tuyến tỉnh. Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ CTXH gắn hoạt động của CTXH với việc thực hiện Đề án 1215, nhất là vấn đề rối nhiễu tâm trí, trong đó đặc biệt là vấn đề trẻ em tự kỷ. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nghiệp vụ CTXH cho các cán bộ quản lý và nhân viên CTXH.
Đăng Doanh
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll