Hoàn thiện hệ thống pháp lý nghề công tác xã hội

21/09/2018 18:15

Nghề Công tác xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Ở nước ta hiện nay 30% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội như người già, người bệnh, nạn nhân bị buôn bán, người nghiện ma túy...

Hoàn thiện hệ thống pháp lý nghề công tác xã hội

Ngày 21/9, tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Hòa Bình, Tạp chí LĐ-XH phối hợp Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng truyền thông trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công tác xã hội.

Trong những năm qua, Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 ở Việt Nam đã dần đi vào cuộc sống, công tác truyền thông đã được đẩy mạnh, tuy nhiên khuôn khổ pháp lý cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về CTXH và thực hành nghề này vẫn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, do vậy để phát triển thành một nghề cần thiết phải xây dựng và ban hành luật về CTXH.

 Ông Nguyễn Ngọc Diễn, TBT Tạp chí LĐXH

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông, ngay sau khi Đề án 32 được triển khai, Bộ LĐ-TBXH đã phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông phát triển CTXH. Đến nay, công tác tuyên truyền đã đặc biệt chú trọng đến tuyên truyền nhằm làm rõ các nguyên tắc của CTXH, góp phần thúc đẩy hình thành, phát triển nguồn vốn xã hội dể phát triển lĩnh vực CTXH và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về CTXH. Nhờ đó, Nghề CTXH đã được nhiều người biết tới, nhiều đối tượng yếu thế có thể trực tiếp tiếp cận với các chuyên gia để được tư vấn, giúp đỡ; nhiều cơ sở đào tạo đại học và sau đại học chiêu sinh ngành CTXH với hàng ngàn người theo học...

 

Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để nghề công tác xã hội đi vào thực tiễn (ảnh mh)

Ông Tô Đức, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội cho biết, nghề CTXH thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Ở nước ta hiện nay 30% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội như người già, người bệnh, nạn nhân bị buôn bán, người nghiện ma túy...

Hiện Việt Nam đã xây dựng Luật trẻ em, luật nuôi con nuôi, và các luật liên quan tới lĩnh vực an sinh xã hội...tuy nhiên chưa có quy định nào quy định rõ để nhân viên CTXH có quyền tiếp cận với trường hợp trẻ em bị bạo lực, có quyền được liên hệ với phía công an và các cấp chính quyền để xây dựng phương án can thiệp, trợ giúp cho trẻ như thế nào để phù hợp...


Ông Tô Đức, Phó cục trưởng Cục bảo trợ Xã hội

Vấn đề phát triển đội ngũ làm công tác xã hội làm trên các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, các hiệp hội hội, đoàn thể, nhưng người làm CTXH chưa nhiều, tập trung chủ yếu trong ngành LĐ-TB&XH, y tế, hiện nay mới chỉ phát triển tiếp ở lĩnh vực học đường, chưa có người hành nghề CTXH độc lập... Không có Luật thì chúng ta sẽ không thể phát triển đội ngũ làm nghề này. Người cao tuổi khoảng 10 triệu người, người khuyết tật gần 7 triệu người, những người bị rối nhiễu tâm trí, căn cứ vào thực tiễn dự thảo luật có một số nội dung chính, hiện nay, tên gọi của Luật “Luật Công tác Xã hội”; Đối tượng điều chỉnh, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động CTXH làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác...

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm phân tích, cách đây 10 năm, nghề CTXH nghe còn rất xa lạ, tuy nhiên hiện nay ngành LĐ-TB&XH đã hình thành nên một hệ thống mạng lưới nghề CTXH và các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến cấp huyện. Đây là nghề rất thực tế, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại hội thảo

Cũng theo ông Đàm, đối với các nước phát triển, nghề CTXH rất được quan tâm và phát triển, Việt Nam cũng đang đi theo hướng đó. Tuy nhiên chúng ta đang dừng lại ở nghị định, do đó cần phải có những khuôn khổ pháp luật mà cao nhất là luật về nghề này để cụ thể hóa, đi vào hoạt động thực tiễn.

Chúng ta xác định người cần dịch vụ xã hội là những người yếu thế, người già, trẻ em, những người nghèo... cho nên họ không thể trả lương được cho những người làm nghề này nên cần phải có những nguồn lực cần thiết. Bên cạnh đó cần đào tạo chuyên sâu đội ngũ nhân lực làm nghề này về chuyên môn, kỹ năng cụ thể để phục vụ từng đối tượng cụ thể. Do đó cần tạo nên sự đồng thuận để phát triển nghề ngày nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Q. Tổng biên tập Báo LĐ&XH Nguyễn Trung Chính chia sẽ, trong một xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh truyền thông về CTXH đang ngày càng được nhiều cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng.

Q. TBT Báo LĐ&XH chia sẽ tải hội thảo

Để làm tốt công tác truyền thông, đáp ứng nhu cầu tuyên truyền của ngành, ngoài việc cơ quan truyền thông, báo chí ưu tiên nguồn lực, tổ chức xuất bản ấn phẩm, khuyến khích phóng viên đi công tác thực tế; bám đề tài, bám sự kiện; phản ánh đến cùng sự kiện nhằm giúp bạn đọc và người dân có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về sự kiện, thì vai trò định hướng thông tin của các đơn vị chuyên môn đối với cơ quan truyền thông và phóng viên là rất quan trọng. Nếu có sự phối hợp tốt, nội dung thông tin sẽ hay và hiệu quả bất ngờ, từ đó có định hướng cho nhân dân và bạn đọc hiểu sâu hơn các lĩnh vực công tác của ngành. 

Chu Lương – báo dân sinh

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll