Đẩy mạnh phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam

27/03/2014 15:19

Sáng ngày 27/3/2014, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Atlantic Philanthropies tổ chức Cuộc họp thường niên Dự án Hỗ trợ phát triển nghề CTXH tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014 và mô hình Trung tâm Công tác xã hội năm 2014. Tới dự, có Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, đại diện một số đơn vị trong Bộ và các tổ chức tham gia dự án, một số trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH.

 Đẩy mạnh phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam

Các đại biểu tham dự cuộc họp

Theo ông Tô Đức, Trưởng phòng Công tác Xã hội (Cục Bảo trợ Xã hội), Dự án Hỗ trợ phát triển nghề CTXH tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014 do tổ chức Atlantic Philanthropies và Chính phủ nước ta tài trợ và giao cho Cục Bảo trợ Xã hội thực hiện từ năm 2010. Mục tiêu chung của Dự án là nhằm hỗ trợ kỹ thuật phát triển nghề công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp ở nước ta vào năm 2020. Dự án tập trung vào các hợp phần chính là nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phát triển nghề CTXH; tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên CTXH; phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH và truyền thông vận động xã hội nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về nghề CTXH.
Đến nay, sau 4 năm thực hiện, Dự án đã hỗ trợ Bộ Lao động- TBXH và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nghề CTXH, nghiên cứu, rà soát và đánh giá các văn bản pháp luật liên quan, xây dựng chế độ tiền lương, phụ cấp nghề CTXH, xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức nghề CTXH. Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH. Thông qua các trung tâm CTXH, dự án hỗ trợ kỹ thuật để vận hành hoạt động và phát triển dịch vụ CTXH thông qua việc tập huấn tài liệu kỹ thuật xây dựng mô hình, tập huấn quy trình quản lý ca/quản lý trường hợp; quy trình phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản về chăm sóc nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Đến nay, cả nước có trên 30 tỉnh, thành phố được dự án hỗ trợ xây dựng mô hình trong tâm công tác xã hội, trong đó có 05 tỉnh, thành xây mới và 21 tỉnh, thành phê duyệt Kế hoạch thành lâp mạng lưới cộng tác viên CTXH cấp xã, phường theo Đề án Phát triển nghề công tác xã hội với tổng số 8.784 cộng tác viên.
Ngoài ra, Dự án đã hỗ trợ đào tạo, tập huấn phát triển nghề công tác xã hội các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp năm 2013 là 2.625 người và dự kiến năm 2014 là 3.011 người; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho 300 giảng biên dạy nghề CTXH trong các trường cao đẳng, trung tâm dạy nghề, đào tạo 240 cán bộ quản lý CTXH cấp cao, hàng năm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 30.000 cán bộ, nhân viên CTXH.

Ông Tô Đức, Trưởng Phòng CTXH báo cáo kết quả dự án

Đối với mô hình trung tâm CTXH, hiện nay hơn 30 trung tâm được thành lập đang quản lý hơn 82.000 trường hợp, trong đó có 3.905 ca trẻ em có HCĐBKK, 16.127 ca người cao tuổi, 8.344 ca người khuyết tật, 9.060 ca người rỗi nhiễu tâm trí, 9.087 ca người nhiễm HIV/AIDS... Trong thời gian qua, các trung tâm đã thực hiện cung cấp các nhóm dịch vụ CTXH trợ giúp cho đối tượng gồm: dịch vụ khẩn cấp (359 ca), tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi thể chất (7.112 ca), kết nối, chuyển tuyến (992 ca), tư vấn, trợ giúp thụ hưởng chính sách xã hội và tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc (5.849 ca)...

Tại cuộc họp thường niên, các đại biểu đã được nghe đại diện một số đơn vị chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển mô hình trung tâm CTXH như: Mô hình Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và PHCN người tâm thần, rối nhiều tâm trí và trung tâm CTXH tỉnh Nghệ An, mô hình hoạt động của Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm CTXH tỉnh Bình Phước, tỉnh Thanh Hóa...


Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đánh giá cao những kết quả mà dự án đã đạt được, nhất là việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ CTXH, hướng dẫn phương thức hoạt động của các trung tâm CTXH; tập trung đào tạo, đào tạo lại cán bộ CTXH và đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, vị trí của nghề CTXH. Tuy nhiên, nhiều Trung tâm CTXH còn khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình, kết nối và chuyển tuyến, bước đầu mới chỉ tập trung vào các hoạt động vận động, giải thích và tư vấn. Vì vậy, theo Thứ trưởng, để triển khai có hiệu quả đề án, đưa nghề CTXH sớm đi vào cuộc sống và cán bộ CTXH có được "gậy" pháp lý hoạt động ở cộng đồng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các ngành chức năng và sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế./.


Hồng Phượng
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll