Hỏi đáp về: Chính sách bảo trợ xã hội dành cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng

29/12/2016 14:58

Thời gian gần đây, nhiều độc giả gửi câu hỏi về tòa soạn Báo, hỏi về chính sách bảo trợ xã hội (BTXH) dành cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng trên địa bàn TP. Hà Nội. Chúng tôi xin được giải đáp chính sách như sau:

Hỏi đáp về: Chính sách bảo trợ xã hội dành cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng

Các em nhỉ làng trẻ em Birla đang cùng nhau học tập, vẽ tranh.

Câu hỏi I: - Bạn đọc Nguyễn Thị Hồng (huyện Chương Mỹ, HN) gửi câu hỏi: Điều kiện, trách nhiệm của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng?

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em; đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ, thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng nêu trên không bảo đảm điều kiện quy định của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định về chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng BTXH tại cộng đồng theo quy định.

3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây: Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí; Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em; Đối xử bình đẳng đối với trẻ em; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Những trường hợp sau đây không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

Câu hỏi II: - Bạn đọc Văn Công Tiến (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, HN) hỏi: Hồ sơ để được tiếp nhận trẻ không có nguồn nuôi dưỡng vào cơ sở BTXH gồm những gì? Thủ tục tiếp nhận đối tượng vào cơ sở BTXH?

I. Hồ sơ: 

a) Hồ sơ tiếp nhận trẻ không có nguồn nuôi dưỡng vào trung tâm BTXH bao gồm:

Đơn của người giám hộ (theo mẫu); Sơ yếu lý lịch của đối tượng (theo mẫu); Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu); Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch; Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV; Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội.

b) Hồ sơ tiếp nhận trẻ cần sự khẩn cấp vào trung tâm BTXH (trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình; trẻ em nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động) bao gồm:

Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu); Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu); Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng; Văn bản của UBND cấp xã nơi trẻ đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp.

II.Thủ tục tiếp nhận trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở BTXH:

1)    Đối tượng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng:

Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Hội đồng xét duyệt có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã trong 7 ngày làm việc, trừ thông tin HIV của đối tượng;

Hết thời gian niêm yết công khai nếu không có khiếu nại thì UBND cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở BTXH cấp xã quản lý hoặc văn bản gửi phòng LĐ-TB&XH;

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, Phòng LĐ-TB&XH thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định; Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản để nghị Sở LĐ-TB&XH;  

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH thuộc thẩm quyền quản lý.

2)    Đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp:

a) Khi phát hiện thấy có đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, công chức cấp xã phụ trách công tác LĐTBXH lập biên bản, nếu thấy cần thiết phải đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thì hướng dẫn đối tượng, gia đình làm hồ sơ theo quy định;

b) Căn cứ hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;

c) Khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý;

đ) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ của đối tượng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức đưa và bàn giao đối tượng cho cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

Câu hỏi III: - Bạn đọc Trần Như Cương (phường Trung Tự, quận Đống Đa, HN) hỏi: Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng sau khi được tiếp nhận vào các trung tâm BTXH, lớn lên có được học nghề không? Độ tuổi bao nhiêu thì không ở trung tâm BTXH nữa?

Sau khi được tiếp nhận vào các trung tâm BTXH, trẻ em được tham gia các loại hình giáo dục, đào tạo phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe như mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, học nghề và tạo điều kiện học đại học, cao đẳng. Cụ thể:

1. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.

2. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội. UBND cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.

3. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở BTXH và địa phương xem xét để có nơi ở, tạo việc làm và trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

4. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất, nhưng không quá 22 tuổi.

THANH NHUNG/Lao động và Xã hội

 

;

kartal escortgebze escort

Scroll