Chia sẻ kết quả nghiên cứu tích hợp chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em

29/09/2017 22:30

Đó là chủ đề chính của Hội thảo do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động- TBXH) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tại Việt Nam tổ chức ngày 28/9/2017, tại Hà Nội. Mục đích của Hội thảo là nhằm xin ý kiến góp ý hoàn thiện báo cáo nghiên cứu và thảo luận phương án, khả năng tích hợp chính sách trợ giúp cho trẻ em.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu tích hợp chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em
Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; ông Hoàng Văn Tiến, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; đại diện UNICEF Việt Nam, các đơn vị trong và ngoài Bộ, một số Bộ, ngành, Sở Lao động - TBXH các tỉnh, thành phố và một số tổ chức quốc tế.
 

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội: Tích hợp chính sách trợ giúp xã đối với trẻ em là rất cần thiết
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội nhấn mạnh: Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều rào cản, cơ chế huy động nguồn lực, hệ thống giám sát đánh giá chưa tốt, vẫn còn bỏ sót đối tượng. Để có hệ thống chính sách toàn diện, khắc phục điểm yếu của chính sách hiện hành, đồng thời tiếp cận với các chính sách quốc tế, Bộ Lao động - TBXH đã tham mưu với Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó trọng tâm hướng vào các hoạt động như: Nâng cao hiệu quả hệ thống chính sách; Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ; Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ khẩn cấp.
 
Cần có gói tích hợp chính sách trợ cấp cho trẻ em
 
 
GS. Franziska Gassmann, chuyên gia quốc tế từ Trường Đại học Maastricht, thay mặt nhóm chuyên gia trình bày những phát hiện và khuyến nghị của nghiên cứu về tích hợp chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em
 
Tại Hội thảo, nhóm chuyên gia đã trình bày kết quả nghiên cứu tích hợp chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em tại 3 tỉnh Trà Vinh, Kon Tum và Điện Biên, đại diện cho 3 vùng miền khác nhau, nhóm dân tộc khác nhau và tỷ lệ hộ nghèo khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống trợ giúp xã hội cho trẻ em gồm rất nhiều chính sách được quy định trong 21 văn  bản khác nhau (luật, nghị định, thông tư), với 10 nhóm đối tượng thụ hưởng song diện bao phủ còn thấp, mức trợ cấp thấp. Hệ thống chính sách manh mún, từng Bộ đều có thể đưa ra các chính sách mới, thiếu hiệu quả trong xác định đối tượng và chi phí quản lý hành chính tốn kém. Đơn cử như việc triển khai Nghị định 136 tại Điện Biên và Kon Tum đối với các đối tượng hưởng trợ cấp không có sự thống nhất do thiếu ngân sách. Khi mới ban hành, mức chuẩn trợ cấp theo Nghị định 136 là 270.000 đồng và được áp dụng tại Điện Biên cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa, người nhiễm HIV và người đơn thân đang nuôi con. Các nhóm đối tượng hưởng trợ cấp khác như người có tuổi không có lương hưu, người khuyết tật không thuộc hộ nghèo, người chăm sóc trẻ mồ côi hoặc trẻ em bị khuyết tật nặng được hưởng mức trợ cấp 180.000 đồng phù hợp với Nghị định 136. Đến tháng 01/2016, tất cả các nhóm đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị định 136 lẽ ra đã bắt đầu được hưởng mức trợ cấp 270.000 đồng nhưng nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thấp hơn trong 2 năm trở về trước vẫn phải được nhận phần chênh lệch chưa được hưởng. Tại một số xã, vẫn áp dụng mức trợ cấp quy định tại Nghị định 13 cho nhóm đối tượng hưởng trợ cấp 180.000 đồng trước đây do xã chưa được phân bổ ngân sách để có thể áp dụng mức trợ cấp 270.000 đồng. 
 
Đại diện Unicef phát biểu ý kiến tại Hội thảo
 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia đề xuất lộ trình tích hợp bao gồm 3 giai đoạn: Tích hợp cơ sở; Tích hợp dựa vào các nhóm dân cư và tích hợp thành một “Gói trợ cấp cho trẻ em”. Trong đó, tích hợp theo nhóm dân cư sẽ thực hiện các nội dung như tích hợp hồ sơ, xây dựng các  ban chỉ đạo trợ giúp xã hội liên ngành, tích hợp các loại trợ cấp và gói trợ cấp cho nhóm dân cư, cho phép mở rộng diện bao phủ tới mức độ phổ cập dành cho trẻ em, hài hòa các phương thức chi trả trợ cấp, ủy quyền giải ngân cho một cơ quan. Cần tích hợp thành một “Gói trợ cấp cho trẻ em” là dành riêng cho trẻ em, đáp ứng nhu cầu gia tăng và do một cơ quan duy nhất quản lý.
 
Các câu hỏi thiết thực
 

Tại Hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đánh giá cao những kết quan ban đầu của nhóm nghiên cứu, đồng thời cũng đưa ra nhiều kiến nghị và câu hỏi xác đáng. Theo TS. Nguyễn Hải Hữu, cần đưa ra 5 câu hỏi nghiên cứu: (1) Chính sách trợ giúp trẻ em thì gồm những nội dung gì và làm rõ nội hàm này; (2) Tích hợp nội dung gì? (3) Ai thực hiện việc tích hợp, bộ ngành nào sẽ tham gia? Cơ quan nào quản lý? Điều kiện nào để làm được như vậy? (4) Thực hiện như thế nào? (5) Các rào cản, các thách thức trong quá trình tích hợp là gì?

Toàn cảnh Hội thảo
 
Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toản cho rằng, việc tích hợp chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em là cần thiết, để có 1 chính sách thống nhất do 1 cơ quan tổ chức thực hiện, 1 cơ quan giám sát đánh giá, giúp cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống thực thi đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu chính sách, tuy nhiên rất khó khăn trong giai đoạn hiện nay vì chúng ta có nhiều cơ quan tổ chức có các chương trình gần như giống nhau.

Ông Nguyễn Ngọc Toản cũng đề nghị nhóm nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi: (1) Tích hợp có mang lại lợi ích hay không? Về mặt kinh tế và xã hội? về mặt tiếp cận của trẻ em; (2) Cần làm rõ khái niệm và khẳng định về mặt mục tiêu chính sách với trẻ em là trung tâm, phải xử lý các vấn đề giao nhau về chính sách giữa các đối tượng; (3) về trách nhiệm các cơ quan; (4) các rào cản và các thách thức; (5) Các điều kiện đảm bảo: nhân lực vật lực tài lực…; (6) Lộ trình và thời gian thực hiện; (7) các chính sách TGXH, TGXH cho trẻ em gộp lại, đối tượng gộp lại như thế nào để đạt được mục tiêu một chính sách, một văn bản hướng dẫn…


;
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll