Bộ LĐ-TBXH và Bộ Y tế ký kết Chương trình phối hợp về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới

15/05/2018 16:56

Chiều 14/5, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động - TBXH và Bộ Y tế về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới, giai đoạn 2018 - 2021.

Bộ LĐ-TBXH và Bộ Y tế ký kết Chương trình phối hợp về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới

Quanh cảnh lễ ký kết

Tham dự và chủ trì lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các Thứ trưởng của hai Bộ. Dự lễ ký kết còn có đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Lao động – TBXH và Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Lao độn - TBXH Doãn Mậu Diệp phát biểu tại lễ ký kết

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp cho biết cả nước hiện có 9 triệu người có công, 10 triệu người cao tuổi, 7,6 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 2,8 triệu đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và 2 triệu hộ gia đình cần hỗ trợ đột xuất hàng năm. Bên cạnh đó, còn có 254 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, hơn 210 nghìn người nghiện ma túy. Đây là những đối tượng rất lớn thuộc quản lý của Bộ LĐ-TBXH và sự hợp tác với Bộ Y tế có thể giúp ngành LĐ-TBXH có thể chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho các đối tượng này.  Các nội dung về ATVSLĐ được triển khai cả ở khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động. Việc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, việc triển khai dự phòng, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm liên quan đến bệnh nghề nghiệp cho người lao động rất cần được chú trọng. Do đó, việc ký kết chương trình phối hợp hành động giữa hai Bộ là rất cần thiết. Bộ LĐ-TBXH tin tưởng rằng, việc ký kết Chương trình hành động giữa hai Bộ sẽ giúp cho từng Bộ triển khai tốt hơn các nhiệm vụ của mình, chăm sóc nâng cao sức khỏe của nhân dân nói chung và các đối tượng xã hội mà ngành LĐ-TBXH quản lý nói riêng. Lãnh đạo hai Bộ sẽ chỉ đạo cụ thể, giao các đơn vị đầu mối của hai bên (Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ-TBXH và Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế) xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình phối hợp này nhằm đảm bảo dịch vụ được cung cấp tốt hơn, mang lại sự hài lòng cho người dân.

 

Bộ trưởng hai Bộ ký kết Chương trình phối hợp

Theo biên bản ký kết, hai Bộ sẽ bố trí nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới. Để nâng cao sức khỏe nhân dân, hai bên sẽ nghiên cứu, xây dựng Đề án “Phát triển Y tế, Lao động xã hội đến năm 2030”. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư đối với công tác chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người lao động và các đối tượng cần sự chăm sóc đặc thù khác; hàng năm cân đối nguồn vốn, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hai ngành. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong triển khai các nhiệm vụ được giao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới. Cùng với đó, đẩy mạnh truyền thông, vận động nhân dân thực hiện lối sống lành mạnh, nói không với ma túy; hạn chế tác hại của thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga; giữ gìn vệ sinh môi trường sống.


Đối với giáo dục nghề nghiệp, sẽ nghiên cứu, đổi mới căn bản về giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế  Nguyễn Viết Tiến phát biểu tại lễ ký kết

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng của ngành Lao động - TBXH. Trong đó, đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý các cơ sở y tế công lập gắn với trao quyền tự chủ với trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Hai Bộ sẽ đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực này. Xây dựng mô hình thí điểm về chăm sóc y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng tại các cơ sở của ngành Lao động - TBXH.

Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội Nguyễn Văn Hồi trình bày dự thảo Chương trình phối hợp

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Doãn Mậu Diệp và Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến mong muốn, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Quản lý khám chữa bệnh - là hai đơn vị đầu mối, khẩn trương tham mưu cho lãnh đạo hai Bộ trong việc đôn đốc triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Chương trình; các Tổng cục, cục, vụ và đơn vị liên quan của hai bộ căn cứ chức năng của mình, trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Nguồn: Bộ LĐTBXH

;
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll